Việc phát hành năm 1993 của "Công viên kỷ Jura" đã khiến mọi người cảm thấy do dự về việc hồi sinh các loài đã tuyệt chủng vì sợ bị ăn thịt. Tuy nhiên, trên thực tế bộ phim này dựa trên cuốn tiểu thuyết năm 1990 của Michael Crichton, và ý tưởng này không thực sự đi xa với ý tưởng đưa các loài động vật đã tuyệt chủng quay trở lại với một cuộc sống mới trong thế giới hiện đại.
Tin tốt là loài động vật mà các nhà khoa học muốn mang về không phải là một loài khủng long lớn và nguy hiểm, thay vào đó là một loài voi ma mút lông cừu lớn.
Theo Live Science, loài động vật khổng lồ giống voi này đã tuyệt chủng cách đây hàng nghìn năm. Giờ đây, một công ty có tên là Colossal Laboratories & Biosciences nhận thấy một số lợi ích chính khi hồi sinh loài động vật này từ cõi chết trở về.
Đưa một loài động vật đã tuyệt chủng trở lại sinh sống trên hành tinh của chúng ta một lần nữa không phải là việc dễ dàng, ngoài ra chi phí để thực hiệ nỗ lực này cũng rất lớn.
Để thực hiện được điều đó, các nhà khoa học đòi hỏi phải có kinh phí, và theo Live Science, nỗ lực đó đến từ một công ty đầu tư mạo hiểm do CIA tài trợ, In-Q-Tel. Cả In-Q-Tel và Colossal Biosciences đều có những lý do cụ thể đằng sau mong muốn mang loài voi ma mút lông cừu trở lại, và có vẻ như có thể có một số con voi ma mút sẽ có thể được hồi sinh trong tương lai.
Colossal Biosciences tin rằng bằng cách hồi sinh voi ma mút lông cừu, cơ hội cứu các loài nguy cấp hiện đại như voi Châu Á và Châu Phi sẽ xuất hiện. Đây cũng không phải là khả năng duy nhất mà công ty hy vọng đạt được. Trong số các mục tiêu được đặt ra để hồi sinh loài voi ma mút có những thứ như "Để ngăn chặn sự phát thải khí nhà kính bị mắc kẹt trong lớp băng vĩnh cửu - lên đến 600 triệu tấn carbon ròng hàng năm" và "Thiết lập mối liên hệ đã được chứng minh giữa khoa học di truyền và biến đổi khí hậu".
Bảo vệ loài voi hiện đại và làm việc để hiểu rõ hơn và chống lại biến đổi khí hậu là những ý tưởng hấp dẫn. Tuy nhiên, In-Q-Tel đang đầu tư vào ý tưởng vì những lý do riêng. Mang voi ma mút lông cừu trở lại chỉ là một phần nhỏ trong những gì công nghệ kỹ thuật di truyền cơ bản có thể thực hiện được. Trong một bài đăng trên blog In-Q-Tel, công ty cho biết họ quan tâm đến công nghệ sinh học để hiểu, đọc và viết mã DNA, đồng thời tạo ra những thứ có thể giải quyết các vấn đề toàn cầu. Điều đó bao gồm những gì không thể tìm thấy trong tự nhiên, chẳng hạn như insulin và các vật liệu công nghiệp khác.
In-Q-Tel cho biết họ chia sẻ mong muốn với Colossal Biosciences, sử dụng loài voi ma mút lông cừu như một phương tiện để giúp chống lại biến đổi khí hậu.
Trong một bài đăng trên blog In-Q-Tel, công ty tuyên bố, "Cách chúng tôi sử dụng sức mạnh tiềm tàng đáng kinh ngạc của công nghệ sinh học là để khám phá hành tinh cũng như khai thác tiềm năng của bản thân loài người". Mặc dù khả năng của công nghệ này dường như là vô tận, nhưng điều hợp lý là công ty đầu tư do CIA tài trợ sẽ muốn nhúng tay vào các bước thực hiện công việc tái sinh loài voi ma mút.
Voi ma mút lông cừu không phải là động vật tuyệt chủng duy nhất nằm trong các loài động vật sẽ được hồi sinh của Colossal Biosciences. Công ty cũng muốn mang lại loài thylacine, hay còn gọi là hổ Tasmania, loài chính thức tuyệt chủng khi mẫu vật sống cuối cùng được biết đến chết trong điều kiện nuôi nhốt vào năm 1936.
Ở thời điểm hiện tại, vẫn còn những lời chỉ trích và nghi vấn liên quan đến dự án, và theo Gizmodo, các nhà phê bình tin rằng có một lỗ hổng nghiêm trọng nằm ở thực tế là những loài động vật đã tuyệt chủng này không còn môi trường sống như chúng trước đây. Dù bằng cách nào thì có thể không lâu nữa, những động vật như voi ma mút lông cừu và hổ Tasmania sẽ không còn bị coi là tuyệt chủng nữa.
Tham khảo: Grunge; Gizmodo; Colossal Biosciences