Con người từ thời đồ đá cũ, cách đây 31.000 năm sở hữu khuôn mặt như thế nào?

Đức Khương | 01-10-2022 - 12:45 PM

(Tổ Quốc) - Nhờ vào sự phát triển của khoa học công nghệ, các nhà khoa học đã có thể tái tạo lại hình dạng khuôn mặt của con người từ thời kỳ đố đá cũ, cách đây 31.000 năm.

Vào năm 1881, các nhà khảo cổ học đã khai quật được hộp sọ của một người được chôn cất bên trong một hang động ở Mladeč, một ngôi làng thuộc Cộng hòa Séc ngày nay. Vào thời điểm đó, các nhà nghiên cứu xác định niên đại của hộp sọ (hộp sọ Mladeč 1) cách đây khoảng 31.000 năm và phân loại cá thể là nam giới.

Nhưng một nghiên cứu mới đấy đã cho thấy rằng các nhà khoa học đã xác định nhầm giới tính của hộp sọ đến từ thời kỳ đồ đá cũ đó.

Bây giờ, hơn 140 năm sau, các nhà nghiên cứu đã sửa chữa sai sót đó và chứng minh được rằng hộp sọ Mladeč 1 thuộc về một cô gái 17 tuổi sống trong thời kỳ Aurignacian, một phần của thời kỳ đồ đá cũ (khoảng 43.000 đến 26.000 năm trước).

Con người từ thời đồ đá cũ, cách đây 31.000 năm sở hữu khuôn mặt như thế nào? - Ảnh 1.

Nhưng những nghiên cứu sau đó đã xác nhận là hài cốt của một cô gái khoảng 17 tuổi, có niên đại cách đây khoảng 31.000 năm, thời kỳ Aurignacian, một phần của thời kỳ đồ đá cũ. Họ đã đặt tên cho hộp sọ này là Mladeč 1.

Nhóm nghiên cứu đã công bố những phát hiện của mình như một phần của cuốn sách trực tuyến mới có tên " Phương pháp tiếp cận khuôn mặt của pháp y tới hộp sọ Mladeč 1", trình bày chi tiết cách các nhà khoa học phân loại lại giới tính của "một trong những người Homo sapiens cổ nhất được tìm thấy ở Châu Âu".

Cicero Moraes, một chuyên gia đồ họa người Brazil và là một trong những đồng tác giả của cuốn sách, nói với Livescience trong một email: "Khi hộp sọ được phân tích riêng lẻ, các đặc điểm chỉ ra rằng nó thuộc về một người đàn ông. Nhưng khi các nghiên cứu sau đó so sánh hộp sọ với những bộ hài cốt và hộp sọ khác được tìm thấy tại địa điểm, thì những bằng chứng được phát hiện lại chỉ ra rằng nó thuộc về một phụ nữ".

Sử dụng thông tin thu thập được từ cuộc khai quật khảo cổ học thế kỷ 19, cũng như việc tái tạo khuôn mặt pháp y do các nhà nghiên cứu thực hiện trong những năm 1930, Moraes và đồng tác giả Jiří Šindelář, một nhà khảo sát của công ty khảo sát địa phương GEO-CZ , và Karel Drbal, phó giám đốc Cơ quan quản lý hang động của Cộng hòa Séc, đã sử dụng phương pháp quét CT (chụp cắt lớp vi tính) để tạo ra hình ảnh gần đúng được số hóa của hộp sọ. Bởi vì hàm dưới bị thiếu, Moraes đã xem xét dữ liệu hiện có về xương hàm của con người thời hiện đại mô phỏng lại những phần còn thiếu và phục dựng lại hình ảnh khuôn mặt của hộp sọ nói trên.

Con người từ thời đồ đá cũ, cách đây 31.000 năm sở hữu khuôn mặt như thế nào? - Ảnh 2.

Sau hàng loạt những bước phục dựng công phu, “đắp” từng lớp mô mềm lên hộp sọ được tái hiện 3D trong máy tính dung nhan của hộp sọ Mladeč 1 dần lộ diện. Dù mang những nét khá cứng cỏi trên khuôn mặt nhưng Mladeč vẫn rõ ràng là một cô gái. Theo các dữ liệu nghiên cứu khác, cô gái này ước chừng mới 17 tuổi. Cô gái này là một trong những người Homo sapiens cổ nhất được tìm thấy ở châu Âu, một bộ lạc săn bắt hái lượm đầu tiên khai phá châu Âu. Họ mang dòng máu và những đặc điểm tổng hòa của người Châu Phi, Châu Âu và Châu Á ngày nay.

Moraes cho biết: "Chúng tôi phải tái tạo lại hộp sọ và vì vậy chúng tôi đã sử dụng dữ liệu thống kê về mức trung bình và dự đoán từ khoảng 200 ảnh chụp CT của người hiện đại cũng như kết hợp dữ liệu từ các cuộc khai quật khảo cổ học thuộc các nhóm dân cư khác nhau, bao gồm cả người Châu Âu, Châu Phi và Châu Á”, "Điều này cho phép chúng tôi khôi phục được những vùng bị thiếu trên khuôn của hộp sọ cổ đại này".

Sau khi họ có một hình ảnh kỹ thuật số hoàn chỉnh của hộp sọ, Moraes đã sử dụng "một loạt các dấu hiệu đánh dấu độ dày mô mềm trên khuôn mặt". "Những điểm đánh dấu này, nói một cách đại khái sẽ cho chúng ta biết ranh giới của da ở một số vùng trên khuôn mặt. Mặc dù những điểm đánh dấu này đến từ dữ liệu thống kê trích xuất từ các cá thể sống, nhưng chúng không bao phủ toàn bộ khuôn mặt và không cho biết kích thước của mũi, miệng và mắt chẳng hạn".

Ông cho biết, để giúp bổ sung dữ liệu, các nhà nghiên cứu đã "nhập ảnh chụp CT của các đối tượng sống và làm biến dạng xương và mô mềm từ quá trình chụp CT để khớp với khuôn mặt được chụp gần đúng". "Trong trường hợp của hộp sọ Mladeč 1, chúng tôi đã làm biến dạng hai bức ảnh chụp CT, một của một người đàn ông, một của một người phụ nữ, và cả hai kết hợp với một kết quả rất giống nhau".

Mặc dù việc các nhà khảo cổ học phân loại lại giới tính của hài cốt người không phổ biến lắm, nhưng nó vẫn xảy ra. Moraes đã chỉ ra một ví dụ như vậy, một bộ xương được phát hiện ở Brazil được gọi là hóa thạch "Zuzu", ban đầu người ta cho rằng đó là một phụ nữ, nhưng các nghiên cứu sau đó cho thấy người này thực sự là một nam giới.

Trong một trường hợp khác, một người Viking được chôn cùng vũ khí ở Thụy Điển ban đầu được cho là nam nhưng sau đó được tiết lộ là nữ.

Ngoài hộp sọ, các đồ vật khác được tìm thấy tại khu chôn cất thời kỳ đồ đá, trong cuộc khai quật ban đầu bao gồm đồ tạo tác bằng đá, đầu xương và một số chiếc răng. Tuy nhiên, ít người biết về người phụ nữ trẻ được chôn cất ở đó.

Tham khảo: Thearchaeologist; Livescience; ZME

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM