Xúm lại xẻ thịt thủy quái mắc cạn dài 30 m, hàng trăm dân làng đột ngột mất mạng

TAMMY | 16-12-2020 - 07:22 AM

(Tổ Quốc) - Rốt cuộc con thủy quái này thuộc loài gì, các chuyên gia đã đưa ra lời giải sau hàng trăm năm.

Trái Đất của chúng ta có hàng trăm triệu sinh vật đang cùng chung sống với những đặc điểm tự nhiên độc đáo riêng có. Dù trình độ khoa học hiện nay có tiên tiến tới đâu thì những gì con người biết về thế giới tự nhiên vẫn vô cùng nhỏ bé, huống chi là thời cổ đại, thời điểm hiểu biết của chúng ta còn hạn hẹp hơn rất nhiều.

Trong tác phẩm bút ký "Mai ưu tập" của tác giả Chu Lạp Thanh thời nhà Thanh, câu chuyện kỳ lạ về làng ngư phủ Chapu thuộc tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc đã được kể lại.

Ngôi làng Chapu vốn nằm ở bờ biển phía bắc của vịnh Hàng Châu, xung quanh có núi có biển. Vào thời nhà Thanh, đây được coi là một trong những cửa ngõ giao thương và giao lưu văn hóa quan trọng nhất của đất nước.

Dưới thời kỳ trị vì của vua Càn Long (1735 – 1796), có một thời gian nước biển dâng lên cao bất thường, gần như nuốt trọn những ngôi nhà ven biển, cuốn đi vô số tài sản và vật nuôi của người dân làng Chapu. Thậm chí hai con sư tử đá nặng đặt ở lối vào ngôi chùa địa phương cũng bị nước cuốn đi.

Xúm lại xẻ thịt thủy quái mắc cạn dài 30 m, hàng trăm dân làng đột ngột mất mạng - Ảnh 1.

Một con thủy quái đã dạt vào bờ sau khi nước rút. Ảnh minh họa: Sina

Sau khi nước rút, dân làng bàng hoàng khi nhận thấy trên bờ biển xuất hiện một con thủy quái dài hơn 30m đang bị mắc cạn.

Do nhận thức ở thời điểm đó còn hạn hẹp nên người dân vừa sợ hãi, vừa phấn khích đã mang dao từ trong nhà tới, xúm lại thi nhau xẻ thịt con vật. Theo "Mai ưu tập", thịt của con cá sẽ được mang về làm thực ăn, còn mỡ của nó được đun làm dầu đốt đèn.

Tuy nhiên, không ai ngờ rằng con cá mắc cạn này vẫn còn sống, do bị chém nhiều nhát nên nó đau đớn vô cùng, nó giãy giụa rồi bất ngờ lật người lại. Vậy là chỉ một cú lật người của con thủy quái đã đè chết hàng trăm người dân làng.

Nguồn gốc loài thủy quái

Cuốn bút ký "Mai ưu tập" đã dùng chính xác từ "hải thu" (海鳅) để miêu tả loài thủy quái này, vậy rốt cuộc "hải thu" là con vật gì?

Cuốn sử liệu tại huyện Xích Thành, "Xích Thành huyện chí", còn có những miêu tả chi tiết hơn như: "Thân dài 10 thước, da đen như da bò, mỗi khi phun nước lên thì tất cả đều hóa thành mây khói".

Xúm lại xẻ thịt thủy quái mắc cạn dài 30 m, hàng trăm dân làng đột ngột mất mạng - Ảnh 3.

Trên thực tế, những ghi chép về loài "hải thu" trong lịch sử Trung Quốc đã xuất hiện từ thời nhà Đường. Ảnh: Sohu

Từ những ghi chép trong sử sách, chúng ta nhận thấy trong mắt người xưa, "hải thu" chính là sinh vật biển to lớn, mạnh mẽ nhất. Còn có nhiều truyền thuyết còn kể rằng con vật này có thể nuốt chửng cả chiếc thuyền của ngư dân.

Theo Sohu, xét theo những chi tiết miêu tả về loài "hải thu", có thể phán đoán đây chính là loài cá voi xanh (với chiều dài khoảng 30m, cân nặng 50 - 150 tấn, cùng khả năng phun nước trên đỉnh đầu). 

Con cá voi xanh mắc cạn tại làng Chapu có lẽ đã thực sự lật mình và đè lên những người dân làng, khiến họ mất mạng.

Một giả thuyết khác được các chuyên gia đưa ra là xác của con cá voi này đã phát nổ! Khi cá voi chết, cơ thể to lớn của nó sẽ bị phân hủy từ bên trong, xác dễ dàng "trương phềnh" vì khí tích tụ (thường là khí metan và các khí gốc nitrogen), dẫn đến tình trạng phát nổ.

Vụ nổ xác cá voi không thể làm hàng trăm người tử vong như chi tiết trong "Mai ưu tập" nhưng cũng đủ gây ô nhiễm nghiêm trọng tới môi trường sống xung quanh.

Xúm lại xẻ thịt thủy quái mắc cạn dài 30 m, hàng trăm dân làng đột ngột mất mạng - Ảnh 5.

Xác cá voi chết có thể tạo ra những "vụ nổ sinh học". Ảnh minh họa: Dan Beecham/ Barcroft Media

Theo sử sách địa phương, việc người dân làng tìm thấy cá voi bị mắc cạn là một điều vô cùng kỳ lạ vì theo quan điểm của họ, cá voi là loài sinh vật rất mạnh mẽ, chúng không thể gặp nạn dễ dàng như vậy. Người xưa tin rằng con cá voi đã bị trừng phạt vì chọc giận thần biển phải nên đã trở thành bữa ăn của con người.

Bài viết tham khảo từ Sohu

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM