"... BÂY GIỜ LỚP TRI THỨC CHỈ MUỐN TRỞ VỀ VỚI SỰ ĐƠN GIẢN NHẤT ĐÓ CHÍNH LÀ... NGHE"?!
Nếu quan sát kỹ một chút bạn sẽ thấy càng về sau, các nhu cầu giải trí của con người trên mạng xã hội lại càng thông minh và đơn giản. Điển hình như 5 - 6 năm về trước, Youtube là đỉnh cao trong mọi thể loại video, nó bao gồm cả video ngắn đôi ba phút đến các sản phẩm phim ảnh, sách, truyện dài hàng giờ đồng hồ thì tới đầu năm 2020, Tiktok lên ngôi, chiếm lĩnh một phần không nhỏ trong mảng video trên Internet. Dĩ nhiên sự thành công đó phải đến từ rất nhiều yếu tố, nhưng tiêu chí "nhanh - gọn - tinh giản" khi chỉ chấp nhận các video từ 3 phút đổ lại đã giúp Tiktok trở thành cơn sốt mới mà "người người nhà nhà" đều chơi.
Nhưng khi người ta xem đã rồi, phát triển nhiều quá rồi thì thường sẽ có xu hướng trở về với những điều đơn giản nhất. Đó là lý do vì sao mà lớp tri thức hiện nay rộ lên sở thích sử dụng các ứng dụng nghe trực tuyến. Họ lên đó để nghe tin tức, nghe sách, nghe phim, nghe các âm thanh thư giãn,...
Thậm chí nhiều giáo viên hiện nay mở các khóa học, hay chuyên gia nổi tiếng trong các ngành nghề còn tự sản xuất các sản phẩm podcasts để chia sẻ kiến thức, hỗ trợ học sinh tiếp thu kiến thức theo cách mới trong thời đại hậu Covid-19. Đó là dấu hiệu của sự "chớm nở" trong tương lai của xu hướng này.
"NHƯNG CŨNG LÀ LÚC XUẤT HIỆN CÁC ÂM THANH ĐỘC HẠI"?
Xuất hiện tại một sự kiện ra mắt ứng dụng âm thanh tại TP.HCM, Tiến sĩ Tô Nhi A đã đặt ra một câu hỏi thu hút rất nhiều sự quan tâm của mọi người, nhất là với các phụ huynh có con nhỏ. Cô chia sẻ: "Hôm nay tôi có dắt theo con của tôi mà nó rất hứng thú với các nội dung này, nhưng một khi nghe trở thành xu hướng, nhiều người cùng sản xuất, cùng lên nói chuyện với nhau thì sẽ là lúc xuất hiện những "âm thanh độc hại".
Rất nhiều ứng dụng xuất hiện trước đó đã vô cùng vất vả trong việc kiểm soát tiêu chuẩn cộng đồng bởi nó tác động đến phần nghe nhìn của công chúng, thì âm thanh cũng sẽ có một mức độ độc hại nhất định".
Điều này cũng vô cùng dễ hiểu vì Facebook hay Tiktok đến Youtube khi đã bành trướng, quá nhiều người sử dụng thì ngoài các nội dung tốt cũng có sự xuất hiện của các nội dung "rác" song song.
Chia sẻ vấn đề này, ông Tống Trọng Nhân - CTO của Soundio, ứng dụng âm thanh tại Việt Nam chia sẻ rằng AI là công nghệ không còn quá mới và đã rất phổ biến hiện nay trong nhiều ứng dụng bao gồm cả apps âm thanh. Đồng thời, khi xây dựng các ứng dụng hoặc phần mềm liên quan tới cộng đồng thì việc kiểm duyệt và lên cụ thể các yêu cầu về tiêu chuẩn cộng đồng cũng là vấn đề được đưa lên hàng đầu. Nhưng theo ông Nhân, việc xuất hiện các "âm thanh độc hại" này tuy đáng quan tâm nhưng sẽ luôn có phương án xử lý, có thể bằng công nghệ hoặc sức người. Thay vào đó, trước mắt là làm sao để xây dựng một cộng đồng các bạn trẻ, các creator cùng làm ra nhiều sản phẩm "âm thanh sạch", "âm thanh thú vị" để xu hướng này được lan tỏa tích cực hơn.
VẬY RỐT CUỘC BÂY GIỜ NGƯỜI TA NGHE GÌ?
Như một vài ví dụ ở trên về Tiến sĩ Giáo dục Chi Nguyễn hay Doanh nhân Nguyễn Phi Vân thì hiện việc nghe còn vô cùng đa dạng các thể loại khác tùy vào nhu cầu của người dùng. Nhưng phổ biến hơn cả là nghe sách nói, nghe nhạc thiền hoặc các thể loại âm thanh trong tự nhiên như: Tiếng suối chảy, tiếng mưa rơi,... cho dễ ngủ.
Nội dung cực phong phú của 3 apps đang hot trong lĩnh vực nghe hiện nay là Voiz FM, Soundio và Fonos.
Thời gian gần đây các chị em văn phòng, nội trợ, sinh viên,... nói chung là những người rất bình thường cũng bắt đầu ghi âm theo dạng daily podcast, tạo nên thể loại "nghe tâm sự" như cách mà mình "tâm sự cho người lạ" và ngược lại là "nghe một người lạ tâm sự" chuyện thường ngày.
"Nhờ cách này mà mình vượt qua 2 năm dịch ở nhà một mình không gặp ai, không có cơ hội chia sẻ nhưng vẫn được nói những điều mình muốn. Khá là xả stress. Ngoài ra mình cũng thường lên để nghe người khác nói, hay nghe mấy khóa học về đầu tư vì cuối năm ngoái mình có tập tành chơi chứng khoán" - Minh Bùi (nhân viên văn phòng) tại Sài Gòn cho biết.