Từng tự tử vì tình, người đàn bà được bù đắp bằng người chồng "cực phẩm" cùng thành tích vô tiền khoáng hậu, hơn trăm năm qua chưa ai lặp lại trong sự nghiệp

An Thanh | 16-02-2020 - 19:37 PM

(Tổ Quốc) - Mối tình đầu kết thúc tệ hại đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến Marie Curie nhưng nhờ đó mà bà đã tìm thấy người đàn ông xứng đáng đồng hành cả đời.

Đôi khi, một cánh cửa đóng lại thì sẽ có cánh cửa khác mở ra. Chuyện tình yêu lại càng coi trọng duyên số hơn thế nữa. Chỉ cần có duyên phận, ông trời sẽ sắp xếp cho ta được người xứng đáng đồng hành cả cuộc đời.

Chẳng ai phán xét hay định trước cuộc đời của ai hết. Đôi khi, sự chê bai hay coi thường sẽ khiến cho người đó vừng lên và đạt thành tích đáng nể.

Cuộc hôn nhân bị ngăn cấm do hoàn cảnh!

Marie Curie là nhà Vật Lý học, nhà Hóa học Pháp gốc Ba Lan. Bà được coi là nữ bác học xuất sắc nhất thế giới.

Ngay từ nhỏ, Marie đã thông minh hơn người và rất cá tính. Bà sớm đã đam mê với những môn khoa học mà tưởng chừng chỉ có đàn ông đam mê. Những năm đó, Ba Lan không nhận phụ nữ vào học đại học. Bà đành học tập tại trường học do một số trí thức yêu nước bí mật lập ra.

Để có tiền đóng học, bà làm gia sư cho một nhà điền chủ Zoraski giàu có trong vùng. Công việc gia sư này kéo dài đến 5 năm và cũng gắn liền với mối tình đầu đầy đau đớn của Marie Curie..

“Tự tử hụt” vì bị gia đình nhà trai cấm cưới, cô gái trẻ quyết tâm ra đi rồi đạt thành tích vô tiền khoáng hậu, hơn trăm năm qua chưa ai lặp lại - Ảnh 1.

Thời điểm đó, Casimir, con trai nhà điền chủ giàu có là sinh viên từ thủ đô về nghỉ ngơi. Chỉ vài ngày tiếp xúc, anh ta đã mê đắm cô nàng Marie xinh đẹp, cá tính và thông minh. 

Dù sinh ra trong gia đình không giàu có song Marie luôn có cử chỉ nhã nhặn, lời nói dịu dàng và nhẹ nhàng. Casimir say đắm Marie. Marie cũng đem lòng yêu anh chàng sinh viên thủ đô điển trai, giàu có và không để ý đến khoảng cách của cả hai.

Bình thường, gia đình Zoraski đối xử với Marie rất tốt. Tuy nhiên, khi đôi tình nhân trẻ tuyên bố với nhà điền chủ về chuyện kết hôn, cặp vợ chồng giàu có đã cực kỳ tức giận.

Nếu xét trên việc làm gia sư, Marie rất tốt nhưng là con dâu thì không chấp nhận nổi. Hai người có khoảng cách quá lớn cũng như chênh lệch đẳng cấp nhiều. Casimir là một quý ông giàu có trong khi Marie đơn giản chẳng là gì hết.

Casimir ban đầu cũng kiên quyết bảo vệ tình yêu của mình. Ông biết rằng Marie là cô gái cực kỳ thông minh, hiểu biết. Có được cô đồng hành suốt đời sẽ hạnh phúc biết bao. Tuy nhiên, gia đình điền chủ đều không đồng ý. Họ phản đối quyết liệt, thậm chí dùng cả những ngôn từ xúc phạm Marie. Dần dần, những lời đó cũng có tác động đến Casimir. Ông không còn quá khao khát có được Marie nữa.

Sau này, Marie được sự giúp đỡ từ chị cả để đến học ở Trường đại học Sorbonne (Paris). Lúc đầu, bà vẫn chưa muốn đi vì hi vọng Casimir sẽ cưới mình. Trong buổi gặp gỡ cuối cùng, người đàn ông nhút nhát đó đã quyết định bỏ rơi bà, nói lời chia tay rồi vội vã quay về trường đại học.

“Tự tử hụt” vì bị gia đình nhà trai cấm cưới, cô gái trẻ quyết tâm ra đi rồi đạt thành tích vô tiền khoáng hậu, hơn trăm năm qua chưa ai lặp lại - Ảnh 2.

Mối tình đầu “chết yểu” đã tác động mạnh mẽ đến Marie. Bà tìm đến cái chết vì cảm thấy cuộc sống chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Tuy nhiên, người bạn thân đã kịp thời và cứu Marie ra khỏi “vũng lầy” đó. Bà đến Paris bắt đầu lại cuộc đời mới của mình.

Tuy nhiên, ký ức về Casimir cùng với những lời miệt thị và sự khinh thường tình cảm của gia đình đó ám ảnh Marie khiến bà không muốn nhắc đến yêu đương suốt thời gian dài.

Kết hôn trong trang phục của phòng thí nghiệm

Năm 1891, khi 24 tuổi, Marie đến Pháp và theo học trường đại học Sorbonne đầy mơ ước. Trong thời gian theo học, bà luôn miệt mài với việc nghiên cứu. Marie đam mê với khoa học đến mức nhiều lần bị ngất xỉu vì sức khỏe kém, nhịn ăn và làm việc quá mức.

Một lần, cô được giới thiệu với giáo sư nổi tiếng Pierre Curie. Bà đã kể về cuộc gặp gỡ đó về sau:

“Khi tôi bước vào căn phòng, Pierre đang đứng gần cửa sổ. Ông ấy dường như rất trẻ mặc dù lúc đó đã 35 tuổi. Tôi bị ấn tượng bởi biểu cảm của ông ấy. Lời nói của ông ấy cũng chậm rãi, cân nhắc, nụ cười đơn giản nhưng thật sự trẻ trung và mang đến sự tự tin lớn”.

Pierre là nhà khoa học nhưng cũng rất lãng mạn với tâm hồn đầy văn chương, âm nhạc. Ông nhanh chóng mê đắm cô gái trẻ vì sự thông minh, ngập tràn nhiệt huyết nghiên cứu khoa học.

Bản thân Pierre cũng chứng tỏ cho Marie thấy được rằng mình là người đàn ông duy nhất xứng đáng dành cho một phụ nữ sống chết với khoa học như bà. Ông cũng sống theo lý tưởng cống hiến cho khoa học, coi những giải thưởng là trần tục.

Họ bắt đầu yêu nhau, cùng nghiên cứu. Hai tâm hồn đồng điệu, chung niềm đam mê đã khiến họ càng ngày càng tiến sát gần nhau hơn. Yêu chưa được 1 năm, Pierre yêu cầu tổ chức đám cưới. Lúc đó, Marie lại ngập ngừng không đồng ý vì muốn về Ba Lan làm việc. 

Khi ấy Pierre dường như phát điên, chạy theo Marie về Ba Lan.

Nhưng sự đời không thuận lợi được như thế, bà bị từ chối một vị trí tại Đại học Krakow do là phụ nữ. Pierre càng có cớ thuyết phục bà quay lại Paris. Không có lý do để từ chối, bà đã quyết tâm đi theo ông.

Tháng 7/1895, Pierre và Marie đã tổ chức đám cưới ở Sceaux. Đó là một lễ cưới đơn giản, không có tiệc, không có nhẫn hay nghi thức tôn giáo. Thay vì lựa chọn váy cô dâu, Marie đã mặc một chiếc váy màu xanh đậm của phòng thí nghiệm. Bà nói thẳng về sự lựa chọn đáng kinh ngạc đó với một người thân: “Tôi chẳng có trang phục trừ những thứ mặc hàng ngày. Nếu bạn tử tế thì hãy cho tôi xin một cái. Tuy nhiên, nó phải phù hợp để tối tôi có thể đến phòng thí nghiệm luôn”.

“Tự tử hụt” vì bị gia đình nhà trai cấm cưới, cô gái trẻ quyết tâm ra đi rồi đạt thành tích vô tiền khoáng hậu, hơn trăm năm qua chưa ai lặp lại - Ảnh 3.

Vậy là tiệc cưới với trang phục cô dâu là bộ váy trong phòng thí nghiệm được cử hành. Tuần trăng mật của họ, cặp đôi đã đạp xe đạp quanh vùng nông thôn Pháp. Ngay cả khi đi nghỉ như vậy, họ vẫn nói về khoa học, lý tưởng mà hai vợ chồng theo đuổi cả đời.

Pierre yêu Marie say đắm. Ông luôn sát cánh trong tất cả các dự án của vợ. Họ ăn ý ngay cả trong công việc lẫn cuộc sống. Hình ảnh dễ gặp nhất trong căn hộ của họ là hai vợ chồng ngồi hai đầu của chiếc bàn trắng, mải mê với công việc nghiên cứu. Với Marie, tìm được người chồng ủng hộ vợ vô điều kiện chuyện dành mọi thời gian cho khoa học là sự hài lòng lớn nhất. Cặp đôi đã có hai cô con gái trong cuộc hôn nhân của mình là Irene và Eve.

Năm 1903, hai vợ chồng nhận giải Nobel Vật Lý cho nghiên cứu về bức xạ. Ban đầu, Marie không được đề tên trong danh sách đề cử. Tuy nhiên, Pierre biết chuyện, ông đã đi đến tận hội đồng để phàn nàn và yêu cầu thêm tên vợ vào. Sự kiên quyết đến tận cùng đó đã giúp Marie Curie trở thành người phụ nữ đầu tiên được trao giải thưởng Nobel.

Đúng là từ lúc gặp gỡ rồi yêu đương, chung tay xây dựng gia đình, Pierre luôn là điểm tựa và làm mọi thứ cho người vợ thông minh của mình.

Tuy nhiên, bi kịch ập đến vào tháng 4/1906 khi Pierre qua đời trong một vụ tai nạn xe ngựa. Marie suy sụp hẳn. Bà đau đớn khôn nguôi nhưng quyết gượng lên vì con và những nghiên cứu khoa học mà hai vợ chồng còn dang dở.

1 năm sau ngày chồng qua đời, bà kế vị chồng trở thành Giáo sư tại Đại học Sorbonne. Bà cũng tiếp tục miệt mài trong phòng thí nghiệm, tạo ra một phòng thí nghiệm đẳng cấp thế giới như sự tôn vinh dành cho người chồng quá cố. Bà cũng là nữ giáo sư đầu tiên của đại học này.

“Tự tử hụt” vì bị gia đình nhà trai cấm cưới, cô gái trẻ quyết tâm ra đi rồi đạt thành tích vô tiền khoáng hậu, hơn trăm năm qua chưa ai lặp lại - Ảnh 4.

Năm 1911, Marie Curie đã giành tiếp giải thưởng Nobel Hóa học nhờ khám phá ra các nguyên tố Radium và Polonium. Bà là người đầu tiên trên thế giới giành được hai giải thưởng Nobel. Cho đến bây giờ, bà vẫn là người phụ nữ duy nhất nhận được thành tích đó, chưa có ai vượt qua nổi.

Cuộc đời của Marie Curie thay đổi hoàn toàn sau khi gặp được người chồng Pierre. Đúng là trong cuộc sống, đôi khi một thất bại trong tình cảm không phải là chấm hết. Biết đâu lại là cơ hội mở ra mối quan hệ khác tuyệt vời hơn, xứng đáng hơn cho mỗi con người.

Nguồn: Independent

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM