Từ điển Khang Hy giải thích "giếng" là "hố chứa nước". Trong nền văn hóa cổ Hà Mỗ Độ sơ khai có niên đại khoảng 5700 năm, giếng đã được xây dựng khá tinh vi. Đối với nền văn minh nhân loại, sự ra đời của giếng là một phát minh quan trọng.
Trước khi giếng nước xuất hiện, người dân chỉ có thể sống bằng nước lấy từ sông suối hoặc nước mưa. Kể từ khi có giếng, con người có thể khai thác nguồn nước ngầm và sinh sống trong các khu vực nội địa.
Từ hàng nghìn năm nay, trong quá trình đào giếng, người xưa ở Trung Quốc đã hình thành nên một số phong tục tập quán. Ví dụ, sau khi đào giếng, trước tiên phải thả hai con rùa xuống, sau đó mới có thể dùng nước ở đây. Việc làm này có vẻ kỳ lạ và thừa thãi nhưng thực tế nó không hề vô nghĩa.
Lý do đầu tiên là rùa cạn có thể "kiểm tra" chất lượng nước. Rùa có yêu cầu tương đối cao về chất lượng nước, nước không sạch sẽ khiến rùa chết. Hơn nữa, người xưa không có cách nào phát hiện được mạch nước ngầm có chứa chất độc hại hay không, nếu con rùa được thả xuống vài ngày sau vẫn còn sống thì có nghĩa là giếng nước đó an toàn.
Ngoài ra, giếng cổ thường không có người bảo vệ, nếu ai có ý đồ xấu đầu độc thì rất cả người dân dùng nước giếng sẽ bị vạ lây. Nếu trong giếng lúc này có rùa, khi nước có độc có thể nhìn vào tình trạng của nó để nhận biết.
Lý do thứ hai, rùa là biểu tượng của tuổi thọ, sức khỏe và tài lộc. Sách Nghi lễ Văn tế có viết: "Rồng và rùa thuộc Tứ linh". Rùa là một trong tứ linh, mang ý nghĩa cao đẹp. Thả rùa xuống giếng còn mang ý nghĩa "cầu tài". Người xưa hy vọng rằng giếng này sẽ mang lại cho gia đình, làng xóm sức khỏe và trường thọ.
Ngoài ra, trong thần thoại, rùa và nước luôn có một mối liên kết chặt chẽ. Trong số bốn linh hồn của trời trong thần thoại Trung Quốc cổ đại, có một vị thần tên là Huyền Vũ.
Huyền Vũ là vị thần phương Bắc, được mệnh danh là vị thần cai quản nước trong ngũ hành. Khi thả con rùa vào giếng cũng là một nghi thức thể hiện hy vọng thần nước sẽ không làm cạn kiệt cái giếng mà người dân đã bỏ bao công sức để đào đó.