Nhật Bản là quốc gia nổi tiếng với tuổi thọ trung bình cao. Theo số liệu từ Bộ Y tế, Lao động và An sinh Xã hội Nhật Bản, tuổi thọ trung bình của người Nhật vào năm 2023 là 85 tuổi. Cứ 100.000 người tại Nhật thì có 73.74 người từ 100 tuổi trở lên.
Tiến sĩ, bác sĩ Matsuoka Yoshinori tới từ Trung tâm tầm soát công nghệ cao Nura Việt Nam cho biết, tuổi thọ của con người có thể bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố. Từ di truyền tới môi trường, lối sống, chế độ dinh dưỡng… Mặc dù yếu tố di truyền không thể thay đổi nhưng có thể kiểm soát và cải thiện, đồng thời tác động tới tuổi thọ thông qua những thói quen hàng ngày. Đây cũng là cách người Nhật chăm sóc sức khỏe, nâng cao tuổi thọ.
Để hiểu rõ hơn, TS.BS Matsuoka Yoshinori nêu ra 4 thói quen phổ biến, được coi như “bí quyết sống thọ” của người Nhật như sau:
1. Chú trọng chế độ ăn uống
Theo TS.BS Matsuoka, bữa ăn của người Nhật cũng sử dụng cơm là món chính như người Việt, nhưng lại có nhiều khác biệt về lựa chọn thực phẩm ăn cùng. Họ chú trọng bữa ăn cân đối dinh dưỡng, đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa protein, chất béo và carbohydrate với 1 món canh và 3 món phụ. Thường xuyên ăn hải sản - nhất là cá, thực phẩm từ đậu nành, rau củ, nấm.
Người Nhật thường không ăn quá no, chỉ ăn no tới khoảng 70 - 80%. Họ hướng tới bữa ăn đa dạng thực phẩm và kiểm soát khẩu phần thông qua các dụng cụ ăn uống kích thước nhỏ. Sử dụng dashi - nước dùng chứa nhiều protein, vitamin và khoáng chất để làm nổi bật vị umami mà không cần dùng nhiều muối. Ăn các thực phẩm lên men như miso, natto giàu vi khuẩn có lợi, giúp cải thiện hệ tiêu hóa và tăng cường miễn dịch. Ngoài ra, họ còn có thói quen uống trà, uống nước ấm tốt cho sức khỏe.
2. Tranh thủ vận động
Vận động thường xuyên là một phần không thể thiếu để sống khỏe và sống thọ. Tuy nhiên, nhịp sống nhanh và bận rộn khiến nhiều người không thể tập thể dục, thể thao thường xuyên hay bài bản. Người Nhật cũng vậy nhưng họ khác biệt ở chỗ rất biết cách tranh thủ vận động. Ví dụ như thường ưu tiên đi bộ, đạp xe thay vì sử dụng các phương tiện công cộng. Tranh thủ dậy sớm hơn để đi dạo, tắm nắng, tập thể dục. Dù trẻ hay già đều không quên tập luyện các môn võ truyền thống như judo, kendo, karate…
3. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe
Như đã nói, phải khỏe thì mới có thể sống thọ, vì vậy người Nhật rất chú trọng kiểm tra sức khỏe dù ở độ tuổi nào. Không chỉ là khám sức khỏe định kỳ thông thường mà còn tầm soát toàn diện thường xuyên. Điều này giúp phát hiện sớm các bệnh lý, điều trị kịp thời và có hiệu quả hơn. Đồng thời, giúp đánh giá tình hình sức khỏe, điều chỉnh dinh dưỡng và lối sống để cải thiện, phòng bệnh tật.
TS.BS Matsuoka cho biết, tầm soát toàn diện có thể giúp phát hiện nhiều bệnh lý về lối sống, ung thư mà khi khám sức khỏe định kỳ có thể bỏ sót hoặc chưa phát hiện ra ngay. Ví dụ như với các trung tâm có công nghệ cao, tích hợp AI giống như Nura Việt Nam, có thể phát hiện dấu hiệu của 22 loại bệnh lối sống và 14 loại ung thư thường gặp mà đảm bảo sự an toàn và thuận tiện. Những căn bệnh này nếu không tầm soát toàn diện sẽ không thể nhận diện được hết. Trong khi đó, ung thư là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm suy giảm tuổi thọ của con người.
4. Duy trì trạng thái tinh thần tốt
Bên cạnh chăm sóc sức khỏe thể chất, người Nhật cũng rất chú trọng đời sống tinh thần. Họ luôn cố gắng duy trì trạng thái tinh thần tốt bằng cách rèn luyện lối suy nghĩ tích cực, thường xuyên mỉm cười, học cách khen ngợi người khác và bản thân, nói những điều tốt đẹp. Để giảm căng thẳng và lo âu, người Nhật còn tận dụng các phương pháp thiền, tắm nước nóng, nghệ thuật trà đạo… Trạng thái tinh thần lạc quan không chỉ giúp cải thiện hệ miễn dịch và tim mạch mà còn góp phần kéo dài tuổi thọ bằng cách giảm nguy cơ mắc bệnh và tăng khả năng phục hồi.