Theo Ths.BS Vũ Hiền Trinh, Trưởng khoa Nội tiết Sinh sản, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, con lớn nhanh thì cha mẹ nào cũng mong muốn những dậy thì quá sớm lại khiến các ông bố bà mẹ không khỏi lo lắng. Hiện nay tình trạng dậy thì sớm đang tăng đáng báo động. Nhiều trẻ đến Bệnh viện Nội tiết Trung ương khám các dấu hiệu liên quan đến dậy thì sớm. Đáng nói, có những trẻ còn rất nhỏ tuổi cũng có dấu hiệu dậy thì.
Dậy thì sớm là gì?
Dậy thì sớm là khi cơ thể trẻ bắt đầu thay đổi thành người trưởng thành (dậy thì) quá sớm (bắt đầu trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai).
Tuổi dậy thì bao gồm sự phát triển nhanh chóng của xương và cơ bắp, thay đổi hình dạng và kích thước cơ thể và phát triển khả năng sinh sản của cơ thể.
Gia tăng số lượng trẻ dậy thì sớm
Dấu hiệu cho thấy trẻ bị dậy thì sớm
Các dấu hiệu và triệu chứng dậy thì sớm bao gồm sự phát triển sau đây:
- Ngực phát triển, mọc lông mu hoặc lông nách, thay đổi hình dáng cơ quan sinh dục ngoài, bắt đầu có kinh nguyệt ở bé gái
- Tinh hoàn hoặc dương vật to lên, xuất hiện lông mu hoặc lông nách, nổi mụn trứng cá, giọng trầm đi ở bé trai
- Mùi cơ thể người lớn
- Tăng nhanh về chiều cao, cân nặng
Nguyên nhân khiến trẻ dậy thì sớm?
- Suy giáp, tình trạng tuyến giáp không sản sinh đủ hormone
- Hội chứng McCune-Albright – một rối loạn di truyền ảnh hưởng đến xương, da và nội tiết tố
- Hormone tuyến thượng thận hoặc tuyến yên tiết ra estrogen hoặc progesterone
- Tiếp xúc với các loại kem thoa chứa estrogen và progesterone
Trẻ bị u não hoặc tuỷ sống cũng có thể gây nên dậy thì sớm
- Khối u buồng trứng, u nang buồng trứng.
- Có khối u trong não hoặc tủy sống hoặc tổn thương ở các cơ quan của hệ thần kinh trung ương
- Chịu tác động của bức xạ lên não và tủy sống
- Có các dị tật bẩm sinh của hệ thần kinh trung ương như khối u hoặc có ứ đọng dịch lỏng dư thừa
- Tăng sản thượng thận bẩm sinh (một nhóm các rối loạn di truyền hiếm gặp do rối loạn tổng hợp hormone vỏ thượng thận)
- Ngoài ra, còn có một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ dậy thì sớm ở bé gái như:
- Tiếp xúc với hormone giới tính dưới dạng kem hoặc thuốc mỡ
- Tiêu thụ một số chất làm tăng nguy cơ dậy thì sớm
- Béo phì
- Do xạ trị.
Hậu quả của dậy thì sớm
Các trẻ dậy thì sớm bắt đầu tăng vọt chiều cao sớm cũng sẽ ngừng phát triển sớm hơn. Nếu không được điều trị, cho dù trẻ cao nhất lớp, vẫn có thể thấp nhất lớp về sau. Điều trị sẽ giúp làm chậm quá trình dậy thì của trẻ, làm ngưng hoặc giảm tốc độ tăng trưởng của tuổi xương, nghĩa là trẻ có nhiều thời gian hơn để đạt chiều cao tốt hơn khi trưởng thành.
Tuy nhiên, nếu bé được chẩn đoán muộn, khi gần kết thúc dậy thì, việc điều trị với mục tiêu làm tăng chiều cao khi trưởng thành sẽ không đạt được.
Trẻ gái có bệnh dậy thì sớm có thể thay đổi tính khí và có cảm xúc buồn chán trong khi trẻ quá nhỏ để hiểu và đối phó với những thay đổi này. Trẻ cũng có thể bị trêu ghẹo hoặc bị bắt nạt ở trường vì trẻ khác với các bạn trong lớp. Điều trị sẽ trì hoãn hoặc giảm phát triển thể chất, điều đó góp phần làm giảm gánh nặng tâm lý cho trẻ.