Trước xu hướng dân văn phòng dùng giờ nghỉ trưa để "sống cuộc đời của chính mình", nhiều người phản đối "đâu phải ai cũng đủ TRẺ và KHỎE để đánh đổi giấc ngủ?!"

Thu Phương | 28-05-2022 - 14:30 PM

(Tổ Quốc) - Thời gian cho chính mình thì ai cũng muốn, nhưng xu hướng này có chắc đã phù hợp với tất cả dân văn phòng?

Như đã đều cập trước đó, hiện nay có một bộ phận không nhỏ các chị em công sở có xu hướng chọn thay vì ăn xong ngủ cho hết giờ, thì họ tận dụng thời gian đó được sống, được làm những gì mình thích như đi làm đẹp để nâng cấp bản thân, hay tranh thủ "kiếm thêm" bằng nghề tay trái. 

Về mặt tích cực thì dĩ nhiên với những ai có nhu cầu, có mong muốn và nhất là giỏi trong việc sắp xếp, điều chỉnh công việc hằng ngày của mình để làm gì cũng không ảnh hưởng tới việc công ty sẽ rất có lợi. Nhưng... không phải ai cũng như thế. Nhất là khi việc ngủ trưa vốn đã ăn sâu vào trong thói quen, nếp sống - vốn đã được "đồng bộ" rất nhiều năm trong "bộ máy phân bổ giờ sinh học" của nhiều dân văn phòng. 

 "LÀM GÌ THÌ LÀM NHƯNG VẪN PHẢI CHỢP MẮT ĐÔI PHÚT... "  

Chị em công sở Hà Nội, Sài Gòn tận dụng giờ nghỉ trưa một cách tối đa, 1 TIẾNG 30 PHÚT dành trọn để "NÂNG CẤP" bản thân - Ảnh 2.

Bạn Phương Thảo - nhân viên ngân hàng.

Cũng vấn đề này, cũng những câu hỏi đó, chúng tôi đã tìm gặp một số chị em văn phòng tại Sài Gòn và Hà Nội với đặc điểm chung đều làm các công việc có tính chất phải thường xuyên ở văn phòng để xem họ nghĩ gì về điều này. Và thật bất ngờ rằng, có không ít người vẫn nhất định "say no" với xu hướng này vì nhiều lý do.

Chị em công sở Hà Nội, Sài Gòn dùng 1 TIẾNG 30 PHÚT làm nhiều việc nhưng vẫn CHỐT một điều "giấc ngủ trưa là quan trọng nhất" - Ảnh 2.

Chị Trần Hằng.

Bạn Phương Thảo (23 tuổi, Nhân viên ngân hàng ở Hà Nội) cho biết: "Thời gian nghỉ trưa mình tuyệt đối không để công việc có thể "làm phiền" mình. Buổi trưa là thời gian mình dành toàn bộ cho các mối quan hệ, thường mình sẽ cùng đồng nghiệp đi ăn hoặc rủ nhau mang đồ đi ăn chung. Cùng nhau ngủ. Như vậy vừa gắn kết tình cảm vừa đảm bảo cho sức khỏe. Thi thoảng mình cũng dành thời gian nghỉ trưa để đi làm đẹp như nail, gội đầu. Dù thường xuyên phải làm việc khách hàng nhưng mình rất hạn chế xếp lịch vào buổi trưa. Mình muốn nó thực sự là thời gian riêng của mình".

Không thể phủ nhận rằng giấc ngủ buổi trưa là vô cùng quan trọng, nó như một chiếc dây cót để cho một buổi chiều không uể oải, gật gù. Chị Hằng (Nhân viên văn phòng ở Hà Nội): "Buổi trưa chị thường đi ăn hoặc cà phê với một số mối quan hệ để bàn thâm về chuyện công việc, không thì gặp bạn bè để trò chuyện thư giãn. Nhưng chị sẽ tranh thủ về công ty trước 15, 20 phút để về công ty nghỉ ngơi, chợp mắt không thì buổi chiều sẽ không làm được gì, nhất là từ khi bị covid xong, chị luôn duy trì thói quen này..."

Với chị Lý (30 tuổi, kế toán ở Sài Gòn) chia sẻ: "Do bản thân cũng đã có gia đình, khi cơm nước xong tại văn phòng chị sẽ ngủ trưa. Lúc đó, chị sẽ cho cái lưng của mình nghỉ ngơi hoàn toàn, cùng đó nếu không ngủ thì chiều rất khó để tập trung làm việc được".

Như vậy, dù có trò chuyện cà phê hay nâng cao kiến thức của bản thân thì với dân công sở giấc ngủ trưa là vô cùng quan trọng, dù chỉ chợp mắt vài phút thôi nhưng với họ nó như "bàn đạp" cho một buổi chiều làm việc tỉnh táo, minh mẫn. Đôi lúc có những ngày cần phải tăng ca đến 8 - 9h tối, mà buổi trưa trước đó phải làm đủ thứ việc, không có thời gian nạp năng lượng thì càng khó chịu hơn.

NHƯNG KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN, NẾU AI LÀM ĐƯỢC THÌ BẠN SẼ "CHẠY NHANH HƠN NHỮNG NGƯỜI CÒN LẠI"

Không phủ nhận nhưng cũng không quá đồng tình. Chúng tôi tìm được nhóm các chị em văn phòng khác đứng ở "ngã rẽ" của sự lựa chọn. Với họ, xu hướng này không khác gì sự đánh đổi vì 1 tiếng 30 phút tuy không quá nhiều, nhưng nó cũng không phải quá ít để có thể xử lý không ít các công việc khác nhau. Nhất là với ai có chí cầu tiến mạnh mẽ, thì chắc chắn họ sẽ là người chạy nhanh hơn các người khác.

Chị em công sở Hà Nội, Sài Gòn dùng 1 TIẾNG 30 PHÚT làm nhiều việc nhưng vẫn CHỐT một điều "giấc ngủ trưa là quan trọng nhất" - Ảnh 3.

Minh Thùy (nhân viên Truyền thông) chia sẻ: "Đúng 12h trưa mình sẽ tắt mạng điện thoại để đi ra ngoài ăn trưa. Mình dùng 90 phút này để gặp bạn bè tâm sự, trò chuyện, hóng các drama. Từ quán vỉa hè đến quán sang chảnh đều có thể là tụ điểm". 

Nếu có chị em dùng thời gian nghỉ trưa của bản thân để trò chuyện, mở rộng mới quan hệ thì nhiều người dùng thời gian nghỉ trưa để mở rộng thêm kiến thức, tìm kiếm những ý tưởng cho công việc hay đơn giản là đẹp cho bản thân mình. 

Chị em công sở Hà Nội, Sài Gòn tận dụng giờ nghỉ trưa một cách tối đa, 1 TIẾNG 30 PHÚT dành trọn để "NÂNG CẤP" bản thân - Ảnh 5.

Dành thời gian chăm sóc sức khỏe bản thân.

Chị Thu (Freelancer ở TP.HCM) cho biết: "Thời gian buổi trưa mình thường tranh thủ đi tập gym hoặc yoga để sức khỏe để cải thiện hơn. Vì tính chất công việc nên đúng là chỉ có buổi trưa là thời điểm lý tưởng để mình rèn luyện sức khỏe".

Còn với Hương Ly (Nhân viên văn phòng ở Hà Nội): "Buổi trưa với chị sẽ là lúc phát triển và mở rộng bản thân. Vì buổi trưa thường chúng ta sẽ dành thời gian nói chuyện lâu hơn nếu trò chuyện vào buổi sáng thì đôi khi lại muộn mất công việc, buổi tối thì lại sợ không đủ thời gian dành cho gia đình. Nên buổi trưa để đi gặp đối tác, đồng nghiệp nó sẽ giống như 1 tiết học cho bản thân thêm nhiều kiến thức. Ngoài ra, chị sẽ dành thời gian để xem các kênh content để học hỏi thêm."

Đồng tình với chị Ly, chị Trang Đặng và chị Quỳnh cho biết buổi trưa sẽ dùng để tìm kiếm idea mới và theo dõi các trang tin tức về đầu tư để theo sát thị trường có biến động gì không. 

Chị em công sở Hà Nội, Sài Gòn tận dụng giờ nghỉ trưa một cách tối đa, 1 TIẾNG 30 PHÚT dành trọn để "NÂNG CẤP" bản thân - Ảnh 7.

Chị Trang Đặng.

Nhìn chung, với mỗi người tùy vào mục đích của bản thân sẽ sử dụng 1 tiếng 30 phút nghỉ trưa theo một cách riêng biệt. Nhưng dù làm gì thì làm, chị em công sở nên tận dụng thời gian cho sức khỏe của bản thân, làm cho bản thân ngày một tốt lên. 

Còn bạn nghĩ sao về xu hướng này?

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM