Tôi, 34 tuổi, nhảy việc giữa mùa dịch bệnh, lương cao gấp đôi công ty cũ: Mức lương phụ thuộc nhiều vào giá trị của chính bạn chứ không phải thời gian bạn ở công ty

Tịnh Kỳ | 31-03-2020 - 08:43 AM

(Tổ Quốc) - Cuộc đời không sắp xếp mọi thứ tốt sẵn cho bạn. Khi bạn không mang lại cho bản thân lợi ích và khiến mình trở nên nhàn rỗi, thì đồng nghiệp sẽ vượt mặt bạn. Hãy nỗ lực làm việc một cách thông minh đi!

Nhiều người đã làm việc chăm chỉ nhiều năm ở công ty ắt hẳn sẽ nhận ra rằng nhiều người xung quanh họ đã tăng lương đáng kể và nhiều người trong số họ đã đạt được thăng chức lên quản lý hoặc cao hơn. Nhưng cũng có những người làm hoài mà lương chẳng nhích lên được tí nào. Tại sao lại như vậy?

Để lí giải điều này, bạn nên biết vài quy luật "bất thành văn" sau đây. 

1. Tôi năm nay 36 tuổi, là một lập trình viên, trụ được 14 năm trong nghề nhưng mức lương lại thua sinh viên mới ra trường:

Tiểu Hạ là bạn học hồi cấp 2 của tôi, năm nay cô ấy 36 tuổi. Từ trung học cơ sở đến trung học phổ thông, cô ấy luôn là một trong những học sinh giỏi về khoa học. Cô ấy cũng rất thích máy tính. Sau khi tốt nghiệp, Tiểu Hạ đầu quân vào một công ty công nghệ thông tin nổi tiếng cả nước và cô trở thành một lập trình viên nữ đáng tự hào trong mắt người khác. 

Làm việc suốt 14 năm, Tiểu Hạ rất chăm chỉ và tuân thủ kỉ luật của công ty mình, cô là người đến công ty sớm nhất và là người cuối cùng rời khỏi công ty mỗi ngày. Cô không chỉ hỗ trợ nghiệp vụ cho sếp mà còn giúp sếp những việc của thư kí. Cô luôn tin rằng sau một thời gian dài làm việc trong công ty, cô chắc chắn sẽ được thăng chức. Tuy nhiên, thành ý của cô vẫn không thể làm cho lương của cô tăng lên.

Đợt dịch Covid-19 xảy ra, tôi nghe bạn nói mới biết cô đã bị sa thải. Hóa ra công ty  của Tiểu Hạ đã tuyển dụng một nhóm sinh viên nam sinh năm 1995, mức lương và lợi ích của họ cao hơn nhiều lần so với những nhân viên cũ như cô.

Mặt khác, Tiểu Mĩ, người tốt nghiệp cùng khóa và cùng lớp đại học với Tiểu Hạ nhưng khi ra trường và đi làm được vài năm, cô thấy rằng mình nên thay đổi công việc để cô có thể được cọ xát và mài giũa mình. Khi cô tốt nghiệp, Tiểu Mĩ nhảy việc liên tục nhưng lương của cô lại tăng lên sau mỗi lần nhảy việc. Thậm chí Tiểu Mĩ vừa có quyết định khiến tất thảy chúng tôi đều choáng váng: Giữa lúc thị trường lao động đang gặp khó khăn bởi dịch bệnh, số người mất việc, bị sa thải tăng lên thì Tiểu Mĩ vẫn được các công ty hàng đầu săn đón, mời chào về làm việc. Và cô ấy vừa rồi quyết định nhảy việc, mới mức thu nhập cao gấp đôi, nghe đâu hơn 100 triệu/tháng. Ngoài ra, cô ấy còn cổ phần đầu tư 2 công ty Internet lớn nhất thành phố.

Tiểu Hạ và Tiểu Mĩ có cùng xuất phát điểm. Thậm chí có thể nói rằng điểm xuất phát của Tiểu Hạ cao hơn, nhưng hai người có kết cục khác nhau. Tiểu Hạ thường không hiểu: Tại sao cô ấy làm việc chăm chỉ trong nhiều năm trong công ty nhưng mức lương của cô lại không cao bằng người mới, điều đó quá bất công.

Tôi, 34 tuổi, nhảy việc giữa mùa dịch bệnh, lương cao gấp đôi công ty cũ: Mức lương phụ thuộc nhiều vào giá trị của chính bạn chứ không phải thời gian bạn ở công ty - Ảnh 1.

2. Tại sao nhiều người được trả lương cao hơn mức tăng lương của những nhân viên cùng chức vụ khác?

Các công ty sẵn sàng chi rất nhiều tiền để đào người mới mà không chọn cách tăng lương cho nhân viên cũ. Đây thực sự là một nghịch lý tồn tại ở hầu hết các công ty: Khi một nhân viên không có cơ hội nhảy việc, người sử dụng lao động không có động lực để cải thiện tiến độ làm việc của nhân viên này và khi nhân viên có nguy cơ nhảy việc, công ty có đào tạo cũng tốn công vô ích vì anh ta sẽ đầu quân cho công ty khác. Do đó, lương bổng của mọi người được bộ phận nhân sự đánh giá theo giá trị thị trường chỉ tại thời điểm tuyển dụng. Trong những năm tiếp theo, việc tăng lương sẽ theo chính sách đãi ngộ nội bộ của doanh nghiệp. Nếu mức tăng lương của công ty không thể theo kịp mức tăng lương của thị trường, sẽ có hiện tượng nhảy việc.

Nếu một doanh nghiệp muốn điều chỉnh tăng lương theo mức giá thị trường thì các nhân viên khác sẽ phải được tăng lương theo giá thị trường. Rõ ràng, chi phí này quá cao và nhiều công ty không muốn làm như vậy.

3.  Mức lương phụ thuộc nhiều vào giá trị của chính bạn chứ không phải thời gian mà bạn ở công ty

Mặc dù hầu hết các công ty luôn tạo điều kiện cho nhân viên thăng tiến và tăng lương, nhưng những cơ hội đó không có sẵn cho tất cả mọi người. Bạn làm việc chăm chỉ nhưng lại hay phàn nàn rằng tại sao tôi làm việc đã nhiều năm, nhưng tiền lương của tôi vẫn giậm chân tại chỗ? Bạn phải làm thêm nhiều việc thì bạn sẽ được thăng chức hoặc tăng lương. Tại sao điều này xảy ra? 

Tôi, 34 tuổi, nhảy việc giữa mùa dịch bệnh, lương cao gấp đôi công ty cũ: Mức lương phụ thuộc nhiều vào giá trị của chính bạn chứ không phải thời gian bạn ở công ty - Ảnh 2.

Từ hai điểm này:

Đầu tiên, ông chủ coi trọng giá trị bổ sung do nhân viên tạo ra. Giống như Tiểu Hạ trong ví dụ ở trên, mặc dù làm việc nhiều giờ, nhưng theo thời gian, giá trị đóng góp của cô ấy không tăng thêm, nếu cô ấy tiếp tục ở lại công ty, cô chỉ có thể sẽ bị thiệt thòi, mất mát còn tiền lương sẽ luôn như vậy. Sếp trả lương cho bạn thì bạn phải làm việc một cách ngoan ngoãn. Nếu bạn làm nhiều việc hơn mà không tạo ra giá trị gia tăng thực sự nhưng bạn lại nhận được nhiều hơn, thì những người khác sẽ phảng kháng nhiều hơn.

Ngoài ra, trong nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì không có bộ phận nhân sự chuyên dụng hoặc cơ chế thăng tiến hoàn chỉnh, lệnh của sếp là lệnh vua, bạn không thể không làm theo.

Thứ hai, rơi vào sự hiểu nhầm về "được sai bảo là một phước lành". Mỗi công ty đều có một nhóm người như vậy, những người không tiếp xúc nhiều với khó khăn thường nói "cực khổ giống như một phước lành, nó giúp bạn trưởng thành và mạnh mẽ hơn". Một nhóm người mơ hồ như vậy đang đảm đương rất nhiều công việc hàng ngày trong công ty. Đôi khi, ngay cả các sếp thậm chí không thể gọi họ bằng tên khai sinh, nhưng họ vẫn im lặng làm nhiệm vụ của mình. Vì họ coi đó là "phúc" của chính mình. Dần dần, các nhà lãnh đạo và đồng nghiệp sẽ hình thành tâm lý rằng trao việc cho những người trung thực để yên tâm, nếu có điều gì đó để nhờ những người trung thực giúp đỡ. Nên cả núi công việc sẽ được giải quyết triệt để mà chi phí trả cho "người trung thực" thì thấp, có lợi cho công ty rồi.

Làm nhiều việc hơn thực sự không phải là một vấn đề lớn. Đó là một cơ hội để thử và trải nghiệm. Nhưng bất cứ khi nào có cơ hội thăng tiến và tăng lương, họ lại không thành thật, họ cũng lúng túng khi yêu cầu lãnh đạo hỏi, đôi khi vì công việc của họ quá nhiều, họ thậm chí không biết việc thăng cức tăng lương có thể đang ở bên mình. Vì vậy, họ tiếp tục làm việc một cách trung thực hơn, 5 năm, 10 năm, 20 năm trôi qua và họ vẫn nhận mức lương của mình bằng một phần ba người khác.

4. Nếu bạn làm việc trong một công ty có môi trường làm việc lành mạnh, đừng chỉ tập trung vào "tiền"

Nếu bạn đủ may mắn để vào một công ty có môi trường làm việc lành mạnh, chẳng hạn như các công ty nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức… thì khoan hãy nghĩ đến việc đi làm việc là dễ dàng và đi làm chỉ vì muốn tăng lương, đặc biệt là sau tuổi 35, ngay cả khi bạn có năng lực cạnh tranh nhất định nhưng năng lực thể chất giảm mạnh. Công việc cường độ cao sẽ gây hại rất lớn cho sức khỏe. Bạn sẽ làm việc trong hoàn cảnh như vậy trong bao lâu?

Ngoài việc tăng lương, nhiều người cũng bỏ qua tuổi lao động, thực tế, đây cũng là một khối tài sản khổng lồ. Do đó, nếu bạn vẫn còn trẻ, tốt nhất nên cân nhắc lựa chọn một hướng đi đầy triển vọng trước tuổi 30, chọn một công ty lành mạnh về môi trường và sau đó tiếp tục tích lũy tính chuyên nghiệp và các mối quan hệ. Nếu chẳng may ngành này sụp đổ, bạn cần chuyển mình sang một ngành khác hứa hẹn hơn và tiếp tục tích lũy. Nếu bạn trên 30 tuổi thì đừng nghĩ đến việc hy vọng tăng lương, hãy học cách củng cố năng lực làm việc, tính cách và đừng thay đổi công việc chỉ vì hai chữ "không hợp". Hãy xem lại giá trị của bạn nằm ở đâu ngoài việc nhìn bảng lương.

Tôi, 34 tuổi, nhảy việc giữa mùa dịch bệnh, lương cao gấp đôi công ty cũ: Mức lương phụ thuộc nhiều vào giá trị của chính bạn chứ không phải thời gian bạn ở công ty - Ảnh 3.

Thứ hai, hiệu suất nên được thực hiện và nỗ lực vì điều đó.

Nhiều nhân viên rất trung thực, làm việc nhiều hơn người khác trong công ty, nhưng họ lại im lặng, họ cũng lúng túng khi được sếp hỏi: "Có mệt không?". Điều này là rất sai. Đôi khi, bạn đã nỗ lực rất nhiều và đạt được những thành tựu to lớn. Nếu bạn không thể chủ động bày tỏ sự sẵn sàng nhận phần thưởng, người lãnh đạo làm sao biết được? Khi nộp đơn vào các công ty khác, nhiều người biết cách hiển thị hiệu suất công việc và kỹ năng họ đã có để đạt được mức lương cao.

Thể hiện tình trạng mệt mỏi của bản thân nhưng phải hợp lí, không phải để bạn nói rằng bạn mệt như thế nào, nhưng đây là cách giúp lãnh đạo và đồng nghiệp biết bạn đang làm gì hàng ngày, công việc hàng ngày của bạn bận rộn và gặp khó khăn gì. Giao tiếp thường xuyên hơn với cấp trên, tốt nhất nên đề xuất một số giải pháp cùng một lúc để các nhà lãnh đạo lựa chọn.

Tự mình làm mọi việc, nhưng không ai xung quanh bạn biết bạn đã làm gì mỗi ngày. Đó là điều không mong muốn nhất. Bạn phải báo cáo nhiều hơn, yêu cầu thêm hướng dẫn và biểu hiện về công việc của bạn. Hầu hết các cơ hội đều được chính bạn tìm thấy, đặc biệt là tăng lương. Không ông chủ nào sẽ chủ động hỏi bạn về việc tăng lương.

Cuối cùng, xin hãy nhớ rằng: Làm việc gì cũng đừng quên học hỏi, đừng quên tích lũy kinh nghiệm, đừng quên trưởng thành. Đừng nghĩ rằng bạn đang ở trong một công ty lớn thì bạn không làm việc chăm chỉ, không chịu học hỏi rồi ngồi tám và thư giãn. 

Trên thực tế, cuộc sống không phải lúc nào cũng ổn định, vì không có gì là tuyệt đối. Bạn không thể thích ứng với các yêu cầu về năng lực công việc và phát triển của công ty thì ngay cả khi công ty không sa thải bạn, bạn vẫn sẽ bị "thiệt thòi". 

Cuộc đời không sắp xếp mọi thứ tốt sẵn cho bạn. Khi bạn không mang lại cho bản thân lợi ích và khiến mình trở nên nhàn rỗi, thì đồng nghiệp coi thường bạn. Hãy nỗ lực làm việc một cách thông minh đi!

Tôi, 34 tuổi, nhảy việc giữa mùa dịch bệnh, lương cao gấp đôi công ty cũ: Mức lương phụ thuộc nhiều vào giá trị của chính bạn chứ không phải thời gian bạn ở công ty - Ảnh 4.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM