Lăng mộ Mã Vương Đôi ở tỉnh Hồ Nam là di chỉ gây chấn động Trung Quốc những năm 1970. Nơi đây đã phát hiện thi thể không phân huỷ của Tân Truy phu nhân niên đại 2000 năm. Điều gây chú ý là khi phát hiện ra xác ướp, các nét trên khuôn mặt bà vẫn vô cùng rõ ràng, tóc mịn bóng, da mềm ẩm, tứ chi có tính đàn hồi, thậm chí khớp tứ chi còn cử động được.
Người phát hiện ra lăng mộ Mã Vương Đôi chính là chuyên gia Hạ Nãi. Ngay từ những năm 1950, ông đã lần theo dấu vết của các ngôi mộ cổ ở Hồ Nam.
Chuyên gia Hạ Nãi là người đã dành tâm huyết nghiên cứu mộ cổ Mã Vương Đôi suốt 20 năm. Ảnh: NetEase
Đến năm 1972, ông tìm thấy di chỉ Mã Vương Đôi nhưng không nhận được sự quan tâm của dư luận, Hạ Nãi nhanh trí nghĩ ra cách tung tin đồn khắp nơi rằng ngôi mộ cổ này đã phun ra lửa ma trơi rất kỳ bí. Điều này quả nhiên thu hút được sự chú ý của nhóm khảo cổ địa phương. Từ đây, các cuộc khai mới chính thức bắt đầu.
Tuy xác ướp của phu nhân Tân Truy là khám phá nổi bật, được biết tới nhiều nhất khi nhắc tới Mã Vương Đôi song tại đây còn một di vật khác vô cùng quan trọng mà ít người biết tới, các chuyên gia từng nhận định việc phát hiện di vật này có thể viết lại cả lịch sử Trung Hoa. Đó là gì?
Báu vật trong chiếc hộp gỗ
Trong lăng mộ số 3 Mã Vương Đôi, các chuyên gia đã tìm thấy một chiếc hộp gỗ đen, thoạt nhìn chiếc hộp không có gì nổi bật nhưng khi mở ra, nhóm khảo cổ đã vui mừng khôn xiết. Thì ra bên trong hộp là 28 cuốn sách lụa cổ ghi chép những tư liệu lịch sử quý giá.
Trong giới nghiên cứu di tích văn hóa cũng có một câu nói cổ gọi là "Giấy nghìn năm, lụa tám trăm năm", đại ý nói đây là 2 chất liệu rất dễ hỏng. Tự cổ chí kim, lụa và tơ tằm luôn xếp vào hàng chất liệu khó bảo quản nhất, thật may mắn khi sách lụa trong lăng mộ này vẫn còn nguyên vẹn, hầu hết các ký tự văn bản trên đó vẫn có thể đọc được rõ ràng.
Chiếc hộp gỗ thần bí giúp bảo quản sách lụa qua hàng nghìn năm không hoại. Ảnh: NetEase
Hòm sách lụa ở Mã Vương Đôi khi mới được phát hiện đã không thu hút được sự chú ý của truyền thông do sức hút từ xác ướp bà Tân Truy quá lớn song dưới con mắt của các nhà khảo cổ học, đây mới là thứ quý giá nhất.
"Văn vật" dù nhiều giá trị đến đâu cũng không thể so sánh với "văn tự", văn tự chính là lịch sử, không thể thay thế bằng những thứ khác.
Có khoảng 120.000 ký tự trong tổng 28 cuốn sách này, bao gồm nhiều tác phẩm cổ như "Lão tử", "Chuyện Xuân Thu" và "52 phương thuốc chữa bệnh"... bao gồm nhiều lĩnh vực như giáo dục, chính trị, sức khỏe và địa lý.
Theo các chuyên gia, một số tư liệu lịch sử được ghi lại tại đây đủ sức lật lại thông tin lịch sử từng được công nhận vào thời điểm đó.
"Thay đổi" lịch sử
Trong "Sử ký" có ghi rằng Tô, Tần và Chương Nghi là đối thủ của cùng một triều đại, thực tế lại không phải vậy. Trong cuốn sách cổ "Chiến quốc túng hoành gia" tại Mã Vương Đôi có ghi chép rằng Tô, Tần và Chương Nghi hoàn toàn không sống cùng thời đại.
Thêm vào đó, cuốn "Tử vi năm sao" trong lăng mộ ghi lại chu kỳ quỹ đạo của Sao Kim chỉ dài hơn 0,48 ngày so với dữ liệu đo được ngày nay, và sai số chỉ nằm trong khoảng một phần nghìn như chu kỳ tự quay của sao Thổ so với các dữ liệu đương thời là gần như tương đồng.
Thật khó có thể tưởng tượng rằng 2000 năm trước người ta lại có kiến thức chính xác về thiên văn học như vậy!
Theo NetEase