Tìm thấy ếch 2 triệu tuổi vẫn sống trong mỏ dầu: 'Chìa khóa' trường sinh của loài người?

Nguyệt Phạm | 29-07-2022 - 17:30 PM

(Tổ Quốc) - Khi xác định niên đại bằng carbon phóng xạ, các nhà khoa học phát hiện rằng con ếch đã 2.000.000 năm tuổi. Khi tìm thấy, da nó vẫn mềm và bóng. Phải chăng nó có thể trường sinh?

Vào tháng 7 năm 1946, một nhà địa chất dầu khí đã đi hàng nghìn dặm tới một mỏ dầu ở Mexico. Trong quá trình thăm dò, ông đã đào trúng 1 con ếch trong trạng thái ngủ đông. Khi nhà địa chất tìm thấy, con ếch đã bị vùi trong mỏ ở độ sâu 2m. Kỳ lạ là lúc mới đào lên, da của con ếch vẫn còn mềm và bóng. Mãi tới 2 ngày sau nó mới thực sự chết.

Giấc ngủ dài 2 triệu năm

Việc con ếch đột nhiên chết khiến nhà địa chất cảm thấy vô cùng băn khoăn. Cho tới khi, các nhà khoa học tiến hành xác định niên đại bằng carbon phóng xạ thì họ đã phát hiện ra rằng hầm mỏ này có tuổi đời hơn 2 triệu năm. Con ếch có thể đã bị chôn vùi ngay từ khi hầm mỏ hình thành. Hay có thể hiểu rằng, con ếch đó đã sống trong hầm mỏ tới hơn 2 triệu năm.

Tìm thấy ếch 2 triệu tuổi vẫn sống trong mỏ dầu: Chìa khóa trường sinh của loài người? - Ảnh 1.

Con ếch đã nằm trong hầm mỏ tới 2 triệu năm. (Ảnh minh họa: Baidu)

Như vậy, con ếch đã ở đây trong suốt một thời gian dài trong trạng thái ngủ đông và không chết. Sức sống như vật chắc chắn là một trong những điều khó hiểu nhất trong lịch sử sinh học. Quả thực, những con ếch ngủ đông không phải là mới được phát hiện.

Ở thế kỷ XVI, trong một ghi chép của nhà phẫu thuật Ambroise Pare, thầy thuốc riêng của Vua Henri III (Anh), có miêu tả về một người thợ xây vô tình làm rơi 1 hòn đá trúng 1 chú ếch. Ngay lập tức con ếch nằm bất động, nhưng chỉ một lát sau nó tỉnh lại và nhảy đi mất.

Ở Bắc Mỹ, loài thủy ngưu lùn Sirenia khi gặp các điều kiện khắc nghiệt có thể ngủ vùi tới hơn 1 năm. Trong thời gian này, cơ thể chúng sẽ giảm mức độ trao đổi chất xuống hàng nghìn lần, thậm chí ngừng hẳn. Do đó, vào mùa khô, thổ dân châu Phi thường tranh thủ đi bắt lươn, chạch bằng cách dùng cuốc. Ngay dưới lớp đất khô là những con lươn, chạch vẫn còn tươi rói. Chúng bất động nhưng không phải do mới chết, chỉ cần thả chúng vào nước, sau 10 phút sẽ sống lại như bình thường. Cách nhà khoa học gọi là hình thức "chết giả" trong đất khô cứng.

Tìm thấy ếch 2 triệu tuổi vẫn sống trong mỏ dầu: Chìa khóa trường sinh của loài người? - Ảnh 2.

Các loài lươn, chạch cũng có tình trạng "chết giả" tương tự khi gặp điều kiện khó khăn. (Ảnh minh họa: Baidu)

Trong một đấu giá ở London, nước Anh vào năm 1862, người ta đã trưng bày một tảng than đá có vết rỗng in hình 1 con ếch và bên cạnh là con ếch đã nằm trong đó hàng nghìn năm. Tảng than đá này được tìm thấy ở mỏ than New Port. Không lâu sau, người ta lại tìm thấy một con ếch khác trong mỏ than Lilishal vùng Paddington.

Vào thế kỷ thứ 18, khi đang xây một kè đá dọc theo bãi biển Toulon (Pháp). Các công nhân sau khi bửa những kè đá này thì tìm thấy những con hào còn sống trong lòng đất đá. Năm 1818, một nhà địa chất tới đây lấy mẫu ở độ sâu 15 m. Ông trông thấy có 3 con vật lạ chui ra. Hai con chết ngay khi tiếp xúc với không khí, nhưng một con vẫn còn sống khi Clark thả xuống nước. Các nhà khoa học xác định con vật này thuộc loài động vật tồn tại trên trái đất 10 triệu năm trước.

Đầu năm 1856, một nhóm người dùng mìn phá sập một mỏm đá lớn và phát hiện ra một con vật có hình dáng như khủng long. Nó kêu lên một tiếng rồi chết. Vì họ không có điều kiện để bảo quản xác của nó, nên các nhà khoa học đã lưu giữ lại phần xương của nó cho đến ngày nay. Các nhà khảo cổ học cho rằng đó là một giống thằn lằn bay thời tiền sử…

Dường như những loài vật này, cũng như con ếch 2 triệu năm kia đều có khả năng ngủ đông vô thời hạn? Vậy đây có phải là chìa khoá để giúp con người đạt được sự bất tử?

"Chìa khóa" bất tử của loài người?

Nhiều nhà khoa học đã bắt tay vào nghiên cứu để tìm ra bí mật thực sự đằng sau "giấc ngủ đông" dài hàng triệu năm của con ếch.

Có người cho rằng, vì con ếch bị kẹt trong hầm mỏ là yếu tố chính khiến cho nó rơi vào tình trạng ngủ đông thay vì chết như vậy. Họ đã thí nghiệm trên một số con ếch khác trong điều kiện tương tự. Kết quả của cuộc thí nghiệm cho thấy khi nhiệt độ xung quanh tăng thêm 10 độ thì việc trao đổi chất của ếch tăng mạnh từ 2-3 lần. Khi nhiệt độ giảm xuống 10 độ thì nhu cầu trao đổi chất của chúng cũng bị chậm lại chỉ còn 1/3 so với thông thường.

Tìm thấy ếch 2 triệu tuổi vẫn sống trong mỏ dầu: Chìa khóa trường sinh của loài người? - Ảnh 3.

Nhiều nhà khoa học đã thử nhiều cách thí nghiệm khả năng trường tồn kỳ diệu của loài ếch. (Ảnh: Baidu)

Thế nhưng nhiệt độ trong hầm mỏ nơi con ếch bị chôn vùi luôn không đổi, nó cũng không phải chịu bất cứ kích thích nào. Con ếch cũng không bị ảnh hưởng gì từ nắng, mưa, nóng, lạnh, gió. Cứ như vậy, sự sống của con ếch đã tạm dừng lại, không phải tiêu hao năng lượng, vì thế nó có thể ngủ đông mà không cần ăn gì trong hàng triệu năm.

Trước đó, một nhà khoa học Mỹ đã tiến hành một thí nghiệm tương tự như vậy. Đầu tiên ông ta vớt một con cá vàng ra khỏi nước và khô nó sau đó đưa vào không khí lỏng. Nhiệt độ trong bể không khí này xuống tới âm 200 độ. Sau đó vài giây, ông lại thả con cá vàng đông lạnh trở lại vùng nước ấm. Ngay sau đó, con cá đã sống lại và hoạt động bình thường.

Hay kỹ sư Seghine người Pháp đã táo bạo hơn khi trộn 20 con ếch vào vữa rồi biến chúng thành tượng vườn. 12 năm sau, ông đập tượng của chúng. Trong đó, 16 con đã chết, 4 con ếch lại hồi sinh trở lại sau đó vài chục phút.

Tìm thấy ếch 2 triệu tuổi vẫn sống trong mỏ dầu: Chìa khóa trường sinh của loài người? - Ảnh 4.

Hình ảnh một con ếch bị chôn vùi trong xi măng được tìm thấy tại Úc. (Ảnh: Baidu)

Một người Mỹ tên Frank cũng quyết định lập lại thí nghiệm trên vào năm 1852. Ông đã cho khoan nhiều lỗ trên 1 tảng đá vôi và thả vào 12 con ếch vào đó. Sau đó, ông ta dùng xi măng bịt kín các lỗ. Đồng thời, ông cũng nhốt 12 con ếch khác vào 1 khối sa thạch. Sau nhiều năm, ông ta đập vỡ 2 "nhà tù" và kỳ lạ là cả 24 con ếch đều sống lại và hoạt động bình thường.

Từ kết quả các cuộc nghiên cứu này, có thể thấy, không chỉ có ếch mà nhiều loài động vật đều có khả năng trường tồn kỳ diệu. Thế nhưng, bí mật trường sinh này có thể sử dụng với loài người không? Đây vẫn là câu đố mà tới nay chưa ai giải quyết được.

*Bài viết được tổng hợp từ NBCNews, Rcsismj, Livescience

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM