Thuyết âm mưu: hóa ra Fung La "mưu sát" Orange để được đóng vai Bạch Liên, vở kịch trên sân khấu của "Chân Ái" chính là Tự Tâm?

Koi Koi | 18-02-2020 - 06:25 AM

(Tổ Quốc) - Khán giả ắt hẳn không khỏi tò mò và tự hỏi: đâu là sự kết nối giữa MV Chân Ái với "vũ trụ" Tự Tâm, câu trả lời nằm ngay trong các chi tiết này ở MV.

Còn nhớ, khi Nguyễn Trần Trung Quân lẫn Denis Đặng "nhá hàng" poster MV "Chân Ái" của Orange, bộ đôi cũng đã "thả thính" về việc sản phẩm này sẽ nằm trong "vũ trụ" "Tự Tâm". Tuy nhiên, khi MV "Chân Ái" của Orange kết hợp cùng rapper Khói chính thức lên sóng vào tối 17/2, không ít khán giả thắc mắc: liệu "Chân Ái" nằm ở đâu trong vũ trụ "Tự Tâm" khi bối cảnh và không gian của cả hai khác nhau hoàn toàn? "Chân Ái" lấy bối cảnh thời hiện đại ở một rạp hát, thì "Tự Tâm" lại là một vương quốc trong tưởng tượng.

CHÂN ÁI - ORANGE x KHÓI x CHÂU ĐĂNG KHOA

Tuy nhiên, nếu để ý kĩ, có thể thấy Denis Đặng đã khéo léo cài cắm loạt các chi tiết dẫn thẳng đến "Tự Tâm", nhưng không phải bằng ngôn ngữ đời sống, mà bằng ngôn ngữ trên sân khấu. Việc lồng ghép MV trong MV này khiến khán giả không khỏi thích thú.

Chi tiết thứ nhất: tấm poster hé lộ tình tiết vở kịch

Thuyết âm mưu: hóa ra Fung La mưu sát Orange để được đóng vai Bạch Liên, vở kịch trên sân khấu của Chân Ái chính là Tự Tâm? - Ảnh 2.

Tấm poster xuất hiện trên bức tường của rạp hát.

Vở kịch đang được công diễn tại nhà hát có tên là "Hoa Liên Yêu", dịch nôm na có thể hiểu là "Yêu tinh hoa sen". Điều này có gợi cho bạn liên tưởng đến gì không? Trong MV "Tự Tâm", người tình của Hoàng thượng có tên là Bạch Liên - dịch ra là "Hoa sen trắng" - chàng trai với nét đẹp hồ mị, mê hoặc một lần tái sinh trở về từ cõi chết.

Bên cạnh đó, hai câu thơ: "Tiếng khóc đoạn tiếng bi ai/ Người ra đi, kẻ ở lại" dường như mô tả chính xác câu chuyện tình giữa Hoàng thượng và Bạch Liên xuyên suốt 2 MV "Tự Tâm" và "Canh Ba". Xuyên suốt "Tự Tâm" là loạt những thù hận, âm mưu, dối trá và kết cục là nước mắt đau đớn, ứng với câu "Tiếng khóc đoạn tiếng bi ai". Còn với "Canh Ba", đó là câu chuyện về việc Hoàng thượng níu kéo cái xác không hồn và lạnh lẽo của Bạch Liên, trùng khớp với câu "Người ra đi, kẻ ở lại".

Chi tiết thứ hai: tạo hình là một sự mô phỏng Bạch Liên?

Thuyết âm mưu: hóa ra Fung La mưu sát Orange để được đóng vai Bạch Liên, vở kịch trên sân khấu của Chân Ái chính là Tự Tâm? - Ảnh 3.

Tạo hình của nhân vật nữ chính trên sân khấu chắc chắn không thể giống như tạo hình ở ngoài cuộc đời, tất cả đều phải được cường điệu và tô vẽ để đặc tả tính cách của nhân vật trên sân khấu. Chiếc váy trắng cũng phần nào gợi đến tạo hình của nhân vật Bạch Liên.

Thuyết âm mưu: hóa ra Fung La mưu sát Orange để được đóng vai Bạch Liên, vở kịch trên sân khấu của Chân Ái chính là Tự Tâm? - Ảnh 4.

Bên cạnh đó, rạp hát xuất hiện trong MV "Chân Ái" không phải ngẫu nhiên mà có tên "Liên Hoa", chính là âm Hán Việt của hoa sen. Mà đã nhắc đến hoa sen, khán giả liền nghĩ ngay đến nhân vật Bạch Liên trong "Tự Tâm" - "Canh Ba".

Có thể nhiều khán giả sẽ thắc mắc về sự vắng mặt của nhân vật thứ ba - Hoàng hậu - nhưng vì đây là một vở kịch, có thể suy đoán như sau: Trong vũ trụ giả tưởng của "Tự Tâm", một soạn giả kịch thời hiện đại đã đọc được và thương cảm với mối tình của Hoàng thượng và Bạch Liên trong quá khứ nên đã cất công viết nên vở diễn này. Và vì là vở diễn sân khấu, nên chỉ có sự xuất hiện của Hoàng thượng và Bạch Liên để nhấn mạnh về mối tình giữa cả hai chăng?

Chi tiết thứ ba: loạt tình tiết trên sân khấu nhằm để kể câu chuyện "Tự Tâm" - "Canh Ba"?

Chi tiết thứ ba, và cũng là loạt chi tiết quan trọng nhất: nội dung vở kịch diễn ra trên sân khấu. Dù xuất hiện không liền mạch, nhưng tổng thời lượng các cảnh quay trên sân khấu này chiếm thời lượng đáng kể. Nội dung vở kịch này không hoàn toàn ngẫu nhiên, mà đã được cài cắm rất rõ ràng nhiều phân cảnh trong "Tự Tâm".

Cảnh 1: "Tấu khúc" Tự Tâm

Cảnh đoàn vũ nữ dâng lên khúc nhạc có nhiều nét tương đồng khi tư thế chuyển động tương đối giống nhau, sử dụng dải lụa trong các động tác. 


Cảnh 3: Hoàng thượng ân ái với Bạch Liên

Cảnh Hoàng thượng và Bạch Liên ân ái mặn nồng đã được "sân khấu hóa" trong vở kịch "Liên Hoa Yêu" như thế này.

Cảnh 4: Bạch Liên chạm tay lên mũi của Hoàng thượng trước khi chết.

Ở phân cảnh cuối cùng trong "Tự Tâm", Bạch Liên cũng đã giơ tay khẽ chạm mũi của nhân vật Hoàng thượng trước khi lìa đời. Trên sân khấu rạp Liên Hoa, nhân vật Bạch Liên cũng thể hiện động tác tương tự. Khó có thể xem là trùng hợp khi Denis Đặng đều là giám đốc sáng tạo ở cả 2 MV.

Cảnh 5: Bạch Liên ở trên sân khấu lẫn ở ngoài đều bị đâm từ sau lưng, cùng một vị trí

Bạch Liên bị đâm một nhát ở phía sau lưng, gục ngã trước mặt Hoàng thượng. Cảnh này được mô tả gần như chuẩn xác trên sân khấu, cùng một vị trí và cùng một biểu cảm bất ngờ đến sửng sốt.

Cảnh 6: Hoàng thượng ôm xác Bạch Liên gục ngã

Và cuối cùng, vở kịch hạ màn với cảnh Hoàng thượng ôm xác Bạch Liên, mô phỏng đúng với những gì đã diễn ra ở những giây cuối cùng trong "Tự Tâm".

MV "Tự Tâm" - Nguyễn Trần Trung Quân

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM