Trong hệ thống thần thoại và truyền thuyết xa xưa của Trung Quốc, người khổng lồ Bàn Cổ đã tạo ra thế giới. Theo truyền thuyết, ông sinh ra trong hỗn loạn và ngủ quên trong hơn 18.000 năm. Khi tỉnh dậy, ông thấy trời đất tối mịt và hỗn loạn nên lấy một chiếc rìu và đập xuống đất, thế giới bừng sáng và hình thành từ đó.
Đồng thời, để tránh cho trời và đất lại gắn vào với nhau gây ra hỗn loạn, Bàn Cổ đã dùng tay đỡ trời và chân để ngăn cách trời và đất. Sau đó, mỗi khi bầu trời cao thêm một bước chân, Bàn Cổ lại cao lên cùng với nó.
Sau đó, không biết bao nhiêu năm trôi qua, thế giới được hoàn thiện, Bàn Cổ, người đã cao ngang với bầu trời, cuối cùng cũng kiệt sức. Khi ngã xuống, thân mình biến thành Đông Tây Nam Bắc, mắt biến thành Mặt trời và Mặt trăng, da biến thành núi sông, máu biến thành sông nước…
Ngoài ra, Khoa Phụ cũng là người khổng lồ xuất hiện trong thần thoại cổ đại Trung Hoa qua câu chuyện "Khoa Phụ đuổi theo Mặt trời". Nguyên tác ghi lại rằng Khoa Phụ đã chạy đua với Mặt trời và đuổi theo đến nơi Mặt trời lặn.
Trên thực tế, ngoài Bàn Cổ và Khoa Phụ, có rất nhiều người khổng lồ khác được ghi nhận ở "Sơn Hải Kinh". Những sinh vật thần thoại cổ đại được ghi lại trong đó rất bí ẩn, nhưng một số hiện đã được chứng minh là có tồn tại.
Vậy, liệu người khổng lồ được ghi lại trong đó có thực sự tồn tại trong thời tiền sử?
Năm 2005, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra một ngôi mộ cổ trên sa mạc Tarim ở Alar, Tân Cương. Và ngôi mộ cổ có một số bằng chứng chứng minh cho sự tồn tại của những người khổng lồ thời tiền sử.
Sau khi kiểm tra, các nhà khảo cổ học phát hiện ra ngôi mộ cổ này có lịch sử hơn 5.000 năm, có ý nghĩa lớn đối với việc nghiên cứu các hoạt động của con người thời tiền sử ở Trung Quốc. Ngay lập tức, họ đã bắt đầu khai quật và một số lượng lớn các di vật văn hóa quý giá đã được tìm thấy từ lăng mộ, chẳng hạn như thùng gỗ, lát gốm, hạt lúa mì và ngô từ 5.000 năm trước. Những di vật này cho thấy trước đây sa mạc không có người ở, là một ốc đảo với lượng nước dồi dào.
Khi cuộc khai quật ngày càng đi dâu, các nhà khảo cổ học cuối cùng đã tìm thấy xác của người cổ đại thời tiền sử, điều khiến mọi người khó hiểu là những xác chết này cực kỳ lớn, mỗi xác gần gấp đôi con người hiện đại. Và khi các nhà khảo cổ ghép tất cả các mảnh xương lại với nhau thành một bộ xương khổng lồ dài 3 mét hiện ra.
Điều này thực sự "ớn lạnh", với chiều cao hơn 3 mét (nếu dựng thẳng), không một con người nào có thể đạt được độ cao này ngay cả trong thời hiện đại với điều kiện dinh dưỡng rất tốt, huống hồ là một nền văn minh tiền sử cách đây 5.000 năm, chủ nhân của lăng mộ có phải là con người hay không? Xét theo tình hình của bộ xương, nó thực sự là một bộ xương người.
Điều duy nhất có thể lý giải là những người khổng lồ thời tiền sử được ghi lại trong "Sơn Hải Kinh" có thể thực sự tồn tại. Nếu không, những bộ xương người dài 3 mét này chỉ có thể là "du khách" từ bên ngoài bầu trời.
Tuy nhiên, vì hiện tại mới chỉ khai quật được một bộ xương khổng lồ như vậy nên không thể kết luận rằng người khổng lồ thực sự tồn tại.
Có lẽ trong tương lai gần, các nhà khảo cổ học sẽ vén màn bí ẩn về những người khổng lồ ở đây. Đến lúc đó, nền văn minh tiền sử cũng sẽ được viết lại...