Thành Cát Tư Hãn, Alexander Đại đế, Nữ hoàng Cleopatra đều có chung 1 ẩn số: Ngàn năm hậu thế tìm kiếm vẫn không ra

Trang Ly | 25-11-2020 - 20:52 PM

(Tổ Quốc) - Tương truyền, mộ của Thành Cát Tư Hãn không có bia. Đến nay, không một ai biết nơi chôn cất ông ở đâu.

Ngược dòng lịch sử, người ta sẽ thấy nơi an nghỉ cuối cùng của nhiều nhân vật vĩ đại đã mất tích một cách bí ẩn:

Thành Cát Tư Hãn, Alexander Đại đế, Nữ hoàng Cleopatra đều có chung 1 ẩn số: Ngàn năm hậu thế tìm kiếm vẫn không ra - Ảnh 1.

Thành Cát Tư Hãn là người có công thống nhất toàn bộ Mông Cổ - các bộ lạc độc lập ở vùng đông bắc châu Á - năm 1206. Vào thời điểm Thành Cát Tư Hãn chết, đế chế của vị Khả hãn Mông Cổ này trải dài từ Thái Bình Dương đến Biển Caspi.

Thành Cát Tư Hãn không chỉ nổi tiếng là một nhà quân sự lỗi lạc, có ảnh hưởng bậc nhất lịch sử thế giới, ông còn được người Mông Cổ vô cùng kính trọng gọi là Đại hãn (thủ lĩnh cao nhất trong lịch sử). Nhờ ông, người dân Mông Cổ được tự do tôn giáo, mở rộng giao thương, ông tạo ra các bộ luật và chữ viết cho người dân.

Thành Cát Tư Hãn, Alexander Đại đế, Nữ hoàng Cleopatra đều có chung 1 ẩn số: Ngàn năm hậu thế tìm kiếm vẫn không ra - Ảnh 2.

Năm 1227 Công nguyên, Thành Cát Tư Hãn được cho là qua đời khi đang tham gia một chiến dịch ở Trung Quốc. Nguyên nhân được cho là bị thương quá nặng sau khi ngã ngựa trong lúc đi săn.

Các con trai của ông đã đưa thi thể của ông về nhà ở Mông Cổ và chôn cất ông trong ngôi mộ không có dấu - theo di nguyện của vua cha. Theo truyền thuyết, Thành Cát Tư Hãn được đặt trong quan tài và chôn dưới hố sâu. Sau đó 10.000 con ngựa đã giẫm nát khu vực để che giấu ngôi mộ.

Người ta cho rằng ông được chôn cất ở đâu đó gần nơi sinh của mình, trên dãy núi Khentii ở đông bắc Mông Cổ. Các kỹ thuật khoa học hiện đại, chẳng hạn như radar xuyên đất, từ kế, hình ảnh vệ tinh và máy bay không người lái đang được sử dụng để tìm kiếm nơi chôn cất ông.

Các nhà khoa học thậm chí thu thập các kết quả đọc được từ hình ảnh vệ tinh để giúp phát hiện những điểm bất thường có thể xác định ngôi mộ cổ chôn Thành Cát Tư Hãn.

Tuy nhiên, có một trở ngại lớn: Đại hãn vẫn được tôn sùng ở Mông Cổ. Hầu hết người dân Mông Cổ vẫn muốn bảo toàn ước nguyện của ông trước khi chết - là bảo đảm ngôi mộ bí mật.

Công nghệ cao của ngành khảo cổ học hiện đại vẫn có thể khám phá ra điều mà 10.000 con ngựa cố gắng che giấu. Nhưng nếu con cháu của Đại hãn quyết tâm, ngôi mộ của ông sẽ không bao giờ được tìm thấy (hoặc công khai tìm thấy).

Thành Cát Tư Hãn, Alexander Đại đế, Nữ hoàng Cleopatra đều có chung 1 ẩn số: Ngàn năm hậu thế tìm kiếm vẫn không ra - Ảnh 3.

Alexander trở thành người cai trị Macedon sau vụ cha mình - Hoàng đế Philip II bị ám sát, vào năm 336 TCN. Chiến binh 20 tuổi nhanh chóng củng cố quyền lực trên khắp Hy Lạp và sau đó mở rộng quyền cai trị của mình. Alexander đã chinh phục Đế chế Ba Tư, thành lập hơn 70 thành phố (tất nhiên, bao gồm cả Alexandria), và củng cố một đế chế trải dài từ Hy Lạp đến Ấn Độ.

Thành Cát Tư Hãn, Alexander Đại đế, Nữ hoàng Cleopatra đều có chung 1 ẩn số: Ngàn năm hậu thế tìm kiếm vẫn không ra - Ảnh 4.

Nhà chinh phạt vĩ đại trẻ tuổi đã hoàn thành tất cả những điều này chỉ trong vòng hơn một thập kỷ. Vào năm 323 TCN ở tuổi 32, Alexander qua đời, có lẽ vì một cơn sốt. Ban đầu, ông được chôn cất tại Memphis (Ai Cập), sau đó thi hài của ông được chuyển đến Alexandria. Trong vài năm, ngôi mộ xa hoa của ông đã được dân chúng viếng thăm như một vị thần.

Sau đó vào năm 356 CN, thiên nhiên đã làm được điều mà quân đội Ba Tư không làm được. Một cơn sóng thần, sau đó là một loạt trận động đất và mực nước biển dâng cao, kết hợp với nhau, khiến thành phố cảng Alexandria chìm trong biển nước.

Về sau, một thành phố mới được xây dựng trên nền cũ. Lăng mộ của Alexander có khả năng bị mất dưới lớp đất dày tới 12 mét - thậm chí người ta đã tính đến khả năng nọ bị trôi ra biển.

Trong những năm qua, nhiều nhà khảo cổ đã dẫn đầu các cuộc khai quật tìm kiếm lăng mộ của Alexander, nhưng không thành công. Tuy nhiên, các kỹ thuật khảo cổ học mới, chẳng hạn như chụp cắt lớp điện trở suất (ERT), đã cung cấp những manh mối hấp dẫn. ERT sử dụng dòng điện để phát hiện các vật thể dưới lòng đất. Một nhóm khảo cổ làm việc tại Alexandria đã tìm thấy một số điểm bất thường cho thấy họ có thể đã tìm ra nơi an nghỉ cuối cùng của Alexander Đại đế. Nhưng cho đến nay, bí ẩn vẫn chưa được giải đáp.

Thành Cát Tư Hãn, Alexander Đại đế, Nữ hoàng Cleopatra đều có chung 1 ẩn số: Ngàn năm hậu thế tìm kiếm vẫn không ra - Ảnh 6.

Cleopatra, vị pharaoh cuối cùng, đã cố gắng giữ cho vương quốc của mình độc lập với Rome. Sau cái chết của Julius Caesar, bà bắt tay với Marc Antony (người tình và là cha của 3 đứa con của bà) để ngăn Octavian, cháu trai và người thừa kế của Caesar, mở rộng quyền thống trị của ông sang Ai Cập.

Nhưng, như định mệnh đã sắp đặt, bà không thành công. Khi Octavian thắng thế, Antony đã tự sát. Ngay sau đó, dù đau buồn vì mất người yêu hay để tránh sự nhục nhã vì thất bại và chế độ nô lệ tiếp theo, Cleopatra đã tự sát bằng rắn độc.

Thành Cát Tư Hãn, Alexander Đại đế, Nữ hoàng Cleopatra đều có chung 1 ẩn số: Ngàn năm hậu thế tìm kiếm vẫn không ra - Ảnh 7.

Nhà sử học La Mã Cassius Dio cho chúng ta biết rằng Octavian với lòng nhân từ của một kẻ chiến thắng, đã ra lệnh chôn cất Cleopatra bên cạnh người tình của mình. Nhưng ở đâu? Có lẽ là ở thành phố Alexandria, nhưng có một vấn đề mà bạn đã biết: Sóng thần, động đất và mực nước biển dâng cao đã tàn phá bờ biển Alexandria trong những năm qua. Khu vực mà nữ hoàng và người tình của bà rất có thể được chôn cất hiện đang chìm dưới nước.

Một nhóm các nhà khảo cổ học làm việc tại Taposiris Magna, một thành phố khoảng 50km về phía tây của thành phố cảng Alexandria, đã gợi ý rằng lăng mộ của nữ hoàng có thể được tìm thấy ở đó. Nhưng có rất ít bằng chứng để chứng minh cho tuyên bố.

Glenn Godenho, một nhà nghiên cứu về Ai Cập học tại Đại học Liverpool (Anh), cho biết bằng chứng liên kết Cleopatra với địa điểm này chỉ giới hạn ở những đồng xu in hình bà. Điều này chỉ xác nhận rằng địa điểm đã được sử dụng trong thời gian trị vì của bà, chứ không phải rằng bà có bất kỳ mối liên hệ cá nhân nào với địa điểm đó. Ngôi mộ của Nữ hoàng cuối cùng của Ai Cập có thể vẫn là một bí ẩn.

Thành Cát Tư Hãn, Alexander Đại đế, Nữ hoàng Cleopatra đều có chung 1 ẩn số: Ngàn năm hậu thế tìm kiếm vẫn không ra - Ảnh 8.

Attila cai trị người Hung từ năm 440 đến năm 453 CN, và mặc dù đánh bại nhiều bộ tộc đe dọa Đế chế La Mã, ông vẫn trở thành một cái gai lớn trong phe của người La Mã.

Sau khi thừa kế một đế chế trải dài từ dãy Alps đến Biển Caspi, Atilla đã thương lượng một hiệp ước với người La Mã, liên quan đến việc trả số tiền bảo vệ cho Attila. Khi người La Mã không trả tiền, Attila đã tấn công và cướp phá các thành phố của họ. Các cuộc đột kích của ông được cho là một yếu tố quan trọng dẫn đến sự sụp đổ của thành Rome.

Thành Cát Tư Hãn, Alexander Đại đế, Nữ hoàng Cleopatra đều có chung 1 ẩn số: Ngàn năm hậu thế tìm kiếm vẫn không ra - Ảnh 9.

Các chiến thuật của nhà lãnh đạo Hung rất khốc liệt và đẫm máu đến nỗi ngày nay chúng ta sử dụng Attila như một từ đồng nghĩa với sự xấu xa. Đáng ngạc nhiên, Attila không chết trong trận chiến, mà ở trên giường.

Trong cuốn "Sự suy tàn và sụp đổ của Đế chế La Mã", nhà sử học Edward Gibbon mô tả sự khủng khiếp và đẫm máu trong cái chết của Attila: "Một động mạch đột ngột vỡ ra và khi Attila nằm trong tư thế nằm ngửa, ông bị ngạt thở bởi một dòng máu mà thay vì chảy qua lỗ mũi, lại trào ngược vào phổi và dạ dày".

Giải thích nguyên nhân cái chết của Attila, các nhà sử học thời bấy giờ đưa ra nguyên nhân là do uống nhiều rượu trong tiệc cưới.

Chuyện kể rằng thi thể của Attila được chôn trong ba chiếc quan tài lồng nhau, một bằng sắt, một bằng bạc và một bằng vàng. Những người chôn cất ông đã bị giết nên họ không thể biết nơi chôn cất. Người ta tin rằng ngôi mộ nằm ở đâu đó thuộc Hungary, nhưng vị trí chính xác thì - thật bất ngờ! - vẫn còn là một bí ẩn.

Thành Cát Tư Hãn, Alexander Đại đế, Nữ hoàng Cleopatra đều có chung 1 ẩn số: Ngàn năm hậu thế tìm kiếm vẫn không ra - Ảnh 10.

Khi người La Mã chinh phục vùng đất ngày nay là nước Anh, vào khoảng năm 43 CN, họ cho phép Prasutagus, thủ lĩnh của bộ tộc Celtic Iceni, tiếp tục cai trị dân tộc của mình. Nhưng ngay sau khi Prasutagus qua đời, vào năm 60 CN, mọi giao ước đều xóa bỏ.

Người La Mã không chỉ tịch thu đất đai của người Iceni và áp đặt chính quyền La Mã, họ còn đánh đập vợ của Prasutagus - Nữ hoàng Boudica (hay Boudicca), và hãm hiếp các con gái của ông. Đây chính là một sai lầm của người La Mã.

Không chịu khuất phục sự bất công của người La Mã, Nữ hoàng Boudica đã lãnh đạo một cuộc nổi dậy chống lại lực lượng chiếm đóng của đế chế La Mã, cướp phá hai khu định cư của người La Mã và gần như đánh đuổi người La Mã ra khỏi hòn đảo. Tuy nhiên, cuối cùng, Boudica đã bị đánh bại trong trận chiến vào năm 61 CN.

Thành Cát Tư Hãn, Alexander Đại đế, Nữ hoàng Cleopatra đều có chung 1 ẩn số: Ngàn năm hậu thế tìm kiếm vẫn không ra - Ảnh 11.

Theo nhà sử học La Mã Tacitus, Nữ hoàng quả cảm đã tự đầu độc mình để tránh bị bắt. Cassius Dio, một sử gia khác vào thời đó, báo cáo rằng bà chết vì vết thương trong trận chiến.

Tuy nhiên cô đã chết, không ai biết chuyện gì đã xảy ra với thi thể của bà. Đã có một số tuyên bố (khá hoang đường) rằng cô ấy được chôn cất dưới ga King's Cross ở London (thủ đô của Anh). Nhiều khả năng mộ của cô ấy, nếu có, nằm ở đâu đó gần Shropshire, nơi cuối cùng người La Mã đã đánh bại bà và quân của bà.

Trong mọi trường hợp, ngay cả khi ai đó đào được xương có thể là của Boudica, chúng ta cũng chưa chắc đã biết chắc. Lindsey Buster, một nhà khảo cổ học tại Đại học York (Canada), người chuyên nghiên cứu về thời đại đồ sắt của Anh, giải thích rằng, để có bằng chứng kết luận, hài cốt phải được bảo quản tốt và chúng ta cần một người thân hiện đại để so sánh. Và việc này không hề dễ dàng, nếu không nói là bất khả thi.

Điều đó không có nghĩa là Nữ hoàng chiến binh bị lãng quên. Boudica đã trở thành một anh hùng đối với những phụ nữ của phong trào Quyền tự do ở Anh, và bức tượng của bà được đặt ở London ngày nay như một lời nhắc nhở về nền độc lập của người Anh - và hơn thế nữa, về phụ nữ nói chung.

Bài viết sử dụng nguồn: Discovermagazine

* Đọc bài cùng tác giả Trang Ly tại đây.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM