Tháng 7 âm lịch, người ta làm gì sai cũng đổ tại "tháng cô hồn" nhưng quên mất tháng này có một ngày lễ cực kỳ ý nghĩa

Hạ Phong | 19-08-2020 - 12:30 PM

(Tổ Quốc) - “Cô vít” chưa qua mà “cô hồn” đã tới. Mặc dù không muốn cái gì cũng đổ cho “tháng cô hồn” thế nhưng để xuôi chèo mát mái, thuận lợi đôi đường thì người Sài Gòn vẫn tin vào câu: "Có thờ có thiêng có kiêng có lành". Bên cạnh những quan điểm về tháng 7 âm lịch, một số người cho rằng tháng này còn mang một ý nghĩa khác để tôn vinh chứ không chỉ để "kiêng kỵ".

Theo phong tục của một số nước Á Đông, tháng 7 (âm lịch) chính là tháng của Lễ xá tội vong nhân. Vào tháng này, Diêm Vương - người cai quản Âm Ty sẽ thường xuyên mở cửa Quỷ Môn Quan ân xá cho vong linh bao gồm cả vong hồn được gia đinh thờ cúng và vong hồn không nơi nương tựa - hay còn được gọi là cô hồn. Chính vì vậy mà người dân gian cho rằng tháng này khi “âm khí xung thiên” người ta sẽ dễ gặp điều xui xẻo nếu như vô tình động "phạm" đến người khuất mặt khuất mày. Thế nhưng bên cạnh việc kiêng kỵ trong "tháng cô hồn" thì tháng 7 còn mang một ý nghĩa khác đáng để quan tâm và ngợi ca hơn nhiều. 

<a title=

Nhiều người tin rằng cúng cô hồn sẽ giúp mình có được sự may mắn.

Nhiều người mong chờ tục "giật cô hồn"

Ngày 15/7 (ngày rằm) âm lịch là ngày quan trọng nhất trong "tháng cô hồn" theo người Á Đông nói chung và người Việt nói riêng. Vào ngày rằm, ngoài mâm cơm cúng cho người thân đã khuất, người ta còn chuẩn bị sẵn kẹo, bánh, gạo, muối, trứng luộc, trái cây, tiền, quần áo,... để cúng cho vong hồn vất vưởng (cô hồn). 

Tháng 7 âm lịch, người ta làm gì sai cũng đổ tại "tháng cô hồn" nhưng quên mất tháng này có một ngày lễ cực kỳ ý nghĩa - Ảnh 2.

Sau khi cúng, một số nơi còn có tục "giật cô hồn" - một phong tục độc đáo của người dân vùng Nam Bộ trong "tháng cô hồn". Tục này diễn ra theo hình thức nhiều người dân sẽ chờ vây quanh bàn cúng cô hồn tại một gia đình. Sau khi gia chủ cúng xong họ sẽ phải "tranh giành" mâm cúng với nhau và mang đồ ăn trên mâm về nhà làm "lộc" cho mình. Theo quan niệm truyền miệng trong kinh doanh, cúng tháng 7 phải có người đến "giật cô hồn" thì các gia chủ mới mong được phát tài, phát lộc. Mặc dù tục "giật cô hồn" có nhiều biến tướng thế nhưng nó vẫn được giữ gìn cho đến tận hôm nay. 

Tháng 7 âm lịch, người ta làm gì sai cũng đổ tại "tháng cô hồn" nhưng quên mất tháng này có một ngày lễ cực kỳ ý nghĩa - Ảnh 3.

Tục "giật cô hồn" của người Việt.

Nhiều ý kiến trái chiều từ ý nghĩa của tháng 7 âm lịch

Bước vào đầu tháng 7 âm lịch trên mạng xã hội người ta thường xuyên chia sẻ những điều cấm kỵ không nên làm vào "tháng cô hồn" để người người nắm được mà tránh, thế nhưng theo nhiều người đó chỉ là chuyện "nói quá" của dân gian. 

Tháng 7 âm lịch, người ta làm gì sai cũng đổ tại "tháng cô hồn" nhưng quên mất tháng này có một ngày lễ cực kỳ ý nghĩa - Ảnh 3.

Nhiều thông tin về ngày này được quan tâm. Ảnh: Chụp màn hình.

"Người ta thường nói "có thờ có thiêng có kiêng có lành" thế nên mặc dù biết đó chỉ là chuyện mang ý nghĩa tâm linh nhưng mà mình vẫn tin và tránh những điều không nên. Bởi tránh mình không mất gì mà hơn hết nếu đúng thật thì mình né được điều xui xẻo chứ sao", bạn Bảo Trân (23 tuổi, ngụ TP.HCM) chia sẻ. 

"Mình thấy tháng này cũng bình thường như bao tháng khác thôi. Không cẩn thận, vạ miệng hoặc không biết cách tiết chế mọi thứ thì sẽ gặp xui xẻo. Nên cứ sống thoải mái và làm việc gì cũng phải có sự chuẩn bị, tính toán cẩn thận mình tin mọi người ai cũng sẽ thuận buồm xuôi gió", chị Phạm Ngọc Linh (27 tuổi, ngụ Hà Nội) vui vẻ cho biết. 

"Lần nào đó mình đọc trên mạng có người còn dặn tháng này cấm gội đầu sau 23 giờ đêm. Thực tế mình thấy không phải tháng 7 mới cấm mà tháng nào các bác sĩ cũng khuyên mình không nên gội đầu sau 21 giờ chứ đừng đợi tới 23 giờ vì theo bác sĩ giờ đấy cơ thể mình yếu mà gội đầu nên dễ bị đột quỵ thôi. Nếu tháng 7 này mình gội đầu vào lúc 23 giờ lỡ như bị ngất do lạnh thì chắc các bạn lại đổ tại cô hồn", bạn Mai Hoàng Tuấn (26 tuổi, ngụ TP.HCM) nói. 

Là chủ của một doanh nghiệp nhỏ, anh Phan Chí Hiếu (24 tuổi) cho biết: "Về mặt kinh doanh thì anh thấy bình thường như bao tháng khác, nhưng anh vẫn kiêng không xây dựng, sửa chữa, nhập hàng... Còn cá nhân anh thì tháng nào cứ hoan hỷ là may, không kể tháng 7". 

Tháng 7 âm lịch, người ta làm gì sai cũng đổ tại "tháng cô hồn" nhưng quên mất tháng này có một ngày lễ cực kỳ ý nghĩa - Ảnh 4.

Nhiều người chia sẻ những điều không nên làm vào tháng 7. Ảnh: Chụp màn hình.

Tháng 7 âm lịch là tháng Vu lan báo hiếu

Theo Phật giáo, tháng 7 là tháng Vu lan báo hiếu - một ngày lễ ý nghĩa để con cháu bày tỏ lòng thành kính, biết ơn ông bà, cha mẹ. Vào ngày này các ngôi chùa sẽ thực hiện nghi thức đọc kinh Vu Lan một mặt giúp con cháu nhìn nhận được tầm quan trọng và công ơn sinh thành của người lớn, mặt khác còn là dịp để cầu siêu quá độ cho ông bà, cha mẹ đã khuất của mình.

Tại một số ngôi chùa, lễ thả đèn hoa đăng cầu bình an được xem là phần lễ đặc sắc nhất trong ngày Vu lan (15/7 âm lịch). Riêng một vài nơi, còn có nghi thức rửa chân cho cha mẹ. 

Tháng 7 âm lịch, người ta làm gì sai cũng đổ tại "tháng cô hồn" nhưng quên mất tháng này có một ngày lễ cực kỳ ý nghĩa - Ảnh 5.

Nghi thức rửa chân cho cha mẹ là một trong những nghi thức đẹp của lễ Vu lan.

Như vậy, tháng 7 âm lịch là một trong những tháng đặc biệt của người Việt nói riêng và người Á Đông nói chung, nhiều người cho rằng tháng 7 chỉ khiến người ta xui xẻo còn một số khác lại nghĩ tháng 7 âm là một tháng rất ý nghĩa với lễ Vu lan. Bạn nghĩ sao về tháng 7 âm lịch

theo Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM