Tảng đá nguyên khối 800 tấn có hình thù thách thức nhà khoa học: Chuyên gia Nhật bế tắc!

Thuy Anh | 14-11-2021 - 19:53 PM

(Tổ Quốc) - Rốt cuộc cao nhân nào có thể tạo ra một tác phẩm 'không tỳ vết' đến như vậy?

Ngôi làng Asuka nằm ở quận Takaichi của tỉnh Nara, Nhật Bản. Asuka là một vùng đất cổ kính với nhiều di tích lịch sử có giá trị. Asuka trong tiếng Ainu có nghĩa là "chim bay".

Nơi đây có nguồn gốc từ Thời kỳ Tumulus (250-552). Trong giai đoạn này, người dân có một loại gò chôn cất đặc biệt phổ biến cụ thể là những gò đất hình chìa khóa có hào bao quanh.

Một trong những điểm độc đáo nhất của làng Asuka là sự tồn tại của những tảng đá granit được chạm khắc với hình dạng kỳ dị ở nhiều nơi khác nhau trong khu vực. Tảng đá lớn nhất và khác thường nhất trong số những tảng đá kỳ dị là Masuda-no-iwafune (hay còn được gọi là 'tàu đá của Masuda')

Tảng đá nguyên khối này nằm gần đỉnh đồi ở Asuka, có chiều dài 11 mét, chiều rộng 8 mét và chiều cao 4,7 mét, và nặng khoảng 800 tấn. Mặt trên của nó đã được làm phẳng hoàn toàn và có hai lỗ hổng hình vuông dài 1 mét với một đường gờ song song. Ở chân tảng đá có những vết lõm hình mạng chưa rõ tác dụng.

Vậy bản chất của tảng đá này và mục đích của nó là gì? Ai làm ra nó, khi nào và tại sao? Đây hoàn toàn là những câu hỏi không có câu trả lời chính xác. Tuy nhiên các nhà khoa học đã đưa ra nhiều giả thuyết để giải thích cho cấu trúc độc đáo và bất thường này.

Tảng đá nguyên khối 800 tấn có hình thù thách thức nhà khoa học: Chuyên gia Nhật bế tắc! - Ảnh 1.

'Tàu đá của Masuda' đã tồn tại từ lâu đời. Hình ảnh: Ancient Pages

Trong khu vực mà hòn đá 'ẩn mình', có rất nhiều ngôi đền và đền thờ Phật giáo. Điều này tạo cơ sở cho giả thuyết rằng tác phẩm khổng lồ được thực hiện bởi các Phật tử, có lẽ vì mục đích tôn giáo hoặc nghi lễ nào đó. Tuy nhiên, Masuda no iwafune lại không giống với bất kỳ di tích Phật giáo nào khác. Do đó, quan điểm này chưa thực sự thuyết phục.

Một giả thuyết khác đến từ chính tên của tảng đá. Nó có nghĩa là 'con tàu đá của Masuda'. Có ý kiến ​​cho rằng phiến đá được chạm khắc để tưởng nhớ việc xây dựng Hồ Masuda, một địa điểm có thật nằm gần đó (nay đã cạn nước và là một phần của Thành phố Kashiwara).

Một lý thuyết phổ biến khác cho rằng nó được sử dụng như một điểm quan sát thiên văn. Bằng chứng là sườn núi ngang qua đỉnh đá chạy song song với sườn núi ở Asuka và thẳng hàng với hoàng hôn vào một ngày nhất định trong năm.

Tảng đá nguyên khối 800 tấn có hình thù thách thức nhà khoa học: Chuyên gia Nhật bế tắc! - Ảnh 3.

Có nhiều giả thuyết được đưa ra song không ai có câu trả lời chính xác. Hình ảnh: Ghreporter

Đây là ngày rất quan trọng trong âm lịch cũng như với nông nghiệp Nhật Bản thời kỳ đầu. Lý do là vì nó báo hiệu một mùa mới bắt đầu. Tuy nhiên, quan điểm này đã bị bác bỏ phần lớn bởi các học giả không công nhận nó là một trạm quan sát thiên văn cổ đại.

Một số nhà sử học tin rằng tảng đá chỉ là tàn tích của một lăng mộ được thiết kế cho các thành viên của gia đình hoàng gia. Tuy nhiên, điều này không giải thích được các đặc điểm bất thường, chẳng hạn như các lỗ hình vuông trên đỉnh, cũng như không có bất kỳ thi thể nào được tìm thấy. Để giải thích cho điều này, một số người cho rằng nó có thể là lối vào của một lăng mộ nhưng đã bị bỏ dở.

Điều thú vị là Masuda no iwafune có nét tương đồng với một khối đá khác ở Nhật Bản là cự thạch Ishi-no-Hoden. Khối cự thạch Ishi-no-Hoden có kích thước khổng lồ và có các đường gờ tương tự ở hai bên.

Ngày nay, Ishi-no-Hoden là một ngôi đền thờ thần Oshiko Jinja của Thần đạo, nhưng không ai biết ban đầu ai đã xây dựng nó và tại sao.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM