Tâm lý e sợ khi bắt đầu một mối quan hệ tình cảm mới: Sẽ ổn thôi, bạn cần chậm lại

An Anh Vũ/ Design: Đức Minh | 06-03-2020 - 09:34 AM

(Tổ Quốc) - Có bao giờ bạn cảm thấy mình đã gặp đúng người mình thích nhưng sâu thẳm bên trong bạn, bạn đang tỏ ra nghi ngờ hay lúng ta lúng túng không biết phải làm gì ở bước tiếp theo không?


Rõ ràng tình yêu là món quà cho loài người. Thế nhưng, tâm lý sợ hãi trước khi bắt đầu một mối quan hệ tình cảm mới là một tâm lý khá phổ biến ở hầu hết chúng ta. Chúng ta sợ tổn thương, sợ đau đớn, sợ những dằn vặt của những trái tim tan vỡ mang đến. Và một bài viết được đăng tải trên MXH Lotus sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về tâm lý kỳ quặc này.

Hãy lắng nghe lời khuyên của chuyên gia Heather Gray với hơn 20 năm kinh nghiệm trong việc huấn luyện tư duy lâm sàng và hiệu suất. Cô thường đào tạo các chuyên gia và quản lý trong vấn đề đối đầu với nỗi sợ, quản lý sự nghi ngờ bản thân và dập tắt các vấn đề tự phê phán bản thân. Dưới đây là một lá thư xin lời khuyên mà cô nhận được:

“Khoảng 3 tuần trước đây tôi quen cô ấy. Cô ấy thật tuyệt vời: đam mê, tự tin, thích đi du lịch và tốt đẹp ở nhiều mặt khác nữa. Gần đây, chúng tôi đã trò chuyện rất nhiều trên điện thoại. Chúng tôi rất cởi mở với nhau và tôi không thấy ngần ngại gì khi phải chia sẻ những kinh nghiệm quá khứ của mình với cô ấy.

Bỗng nhiên vào một buổi sáng thứ 4 thức dậy, tôi lập tức cảm thấy lo sợ quá mức. Nó giống như là tất cả cảm xúc của tôi dành cho cô ấy đã biến mất vậy. Điều này làm tôi cảm thấy thực sự lo sợ. Thực sự là không có vấn đề gì từ phía cô ấy cả và tôi cảm thấy cảm giác này đến từ phía bản thân tôi nhiều hơn, như một cơ chế phòng thủ của bản thân vậy.

Trong quá khứ, tôi đã không gặp may mắn với các mối quan hệ trước đấy. Thời cấp 3, cô gái tôi thích đã làm tan nát trái tim của tôi và tôi cảm thấy không bao giờ có thể hồi phục được (năm nay tôi 26 tuổi).

Tôi có gặp gỡ rất nhiều các bạn nữ khác nhưng cứ mỗi lần cảm thấy “chuyện này bắt đầu thực sự xảy ra rồi đấy” thì tôi lại chạy trốn khỏi nó.

Tôi đoán điều khiến tôi lo lắng nhất là tôi sẽ không bao giờ có được những cảm xúc mãnh liệt mà tôi đã dành cho cô ấy ở vài tuần đầu tiên gặp nhau. Điều đó thật không công bằng cho cả cô ấy và tôi.

Tôi chỉ muốn tận hưởng mọi khoảnh khắc với cô ấy, chia sẻ cảm xúc với cô ấy mà không có những cảm xúc tiêu cực này. Cô ấy chắc chắn sẽ cảm nhận giống như vậy.

Tôi cần đánh bại con quỷ đang chế ngự đầu óc của tôi. Tôi muốn đánh bại nó một lần và mãi mãi. 

Vô cùng biết ơn bất kỳ lời khuyên nào từ bạn.”

Có vẻ như là bạn đã nhận ra được một nửa vấn đề của mình, bạn rất muốn tiến tới cô ấy nhưng bạn lại đang sợ bị tổn thương thêm một lần nữa. Bạn có đề cập rằng mối tình thời cấp ba của bạn đã làm tổn thương bạn rất nhiều và không thể hoàn toàn hồi phục được. Điều đó nghe có vẻ giống như bạn đang phòng hộ cho bản thân mình tránh xa khỏi tất cả các mối quan hệ sâu sắc vậy.

Bạn đã tự nhủ với chính bản thân mình rằng nếu bạn chỉ cần không bao giờ kết nối sâu sắc với bất kì mối quan hệ nào nữa thì bạn sẽ ổn thôi. Bạn sẽ không bao giờ bị tổn thương thêm một lần nào nữa.

Tâm lý e sợ khi bắt đầu một mối quan hệ tình cảm mới: Sẽ ổn thôi, bạn cần chậm lại - Ảnh 2.

Sau đó, cô bạn tuyệt vời này xuất hiện trong cuộc đời của bạn và đột nhiên bạn nghĩ rằng: “Thôi xong, có vẻ như là tôi gặp đúng người mình thích rồi. Tôi muốn cống hiến tất cả một lần nữa cho mối quan hệ này.” Thì đó cũng là lúc cơ chế tự phòng vệ trong bản thân bạn tự động phản ứng và khiến cảm xúc của bạn dần tiêu cực hơn.

Và tất nhiên là tôi rất mừng khi bạn đã hỏi, chúng ta có một vài phương thức có thể giúp chúng ta thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực này.

Bạn phải mong muốn tình yêu lớn hơn cảm giác sợ bị tổn thương

Lựa chọn yêu một lần nữa về cơ bản đồng nghĩa với việc bạn đã sẵn sàng để trái tim của mình tan vỡ thêm một lần nữa. Bạn không thể tránh khỏi rủi ro đó khi đặt hết niềm tin vào tình yêu. Yêu là dễ bị tổn thương và đó là điều không thể tránh khỏi. Bạn phải chấp nhận sự thật này và đối diện với nó.

Tâm lý e sợ khi bắt đầu một mối quan hệ tình cảm mới: Sẽ ổn thôi, bạn cần chậm lại - Ảnh 3.

Tuy nhiên, đó không phải là điều để nói rằng bạn không có quyền kiểm soát nào hết hoặc tốc độ điều đó xảy ra. Khi cả hai bạn trẻ bị cuốn vào giai đoạn đầu của một khởi đầu mới, cả hai sẽ có xu hướng vội vã với điều đó. Bạn bắt đầu chia sẻ về bản thân mình nhiều hơn và nhanh hơn với người bình thường bạn mới gặp.

Đó là điều không điển hình lắm trong cuộc sống khi chúng ta chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc sâu sắc của mình đối với người mà mình mới chỉ gặp 3 tuần, nhưng với những mối quan hệ mới, nó là điều có xu hướng xảy ra. Trong trường hợp của bạn, nó giống như là bạn tỉnh giấc và nhận ra: “Thôi xong, sao mình lại đi chia sẻ điều đó với bạn ý nhỉ?” và đột nhiên bạn sẽ muốn rút lại lời nói và biến mất khỏi mối quan hệ này vậy. Tuy nhiên...

Sẽ ổn thôi! Bạn cần chậm lại.

Tình yêu cần phải có những khoảng nghỉ để người còn lại có thể bắt kịp bạn. Nếu điều đó không xảy ra, hoặc đối phương không muốn, thì họ không phải là tình yêu phù hợp với bạn ngay từ đầu.

Tâm lý e sợ khi bắt đầu một mối quan hệ tình cảm mới: Sẽ ổn thôi, bạn cần chậm lại - Ảnh 4.

Trong trường hợp của bạn, bạn đã bị tình yêu thời cấp ba làm tổn thương niềm tin của bạn. Bạn đã bị nghiền nát. Niềm tin cần có thời gian để xây dựng lại, và chắc chắn nó cần nhiều hơn 3 tuần bạn mới gặp cô ấy. Những hóc-môn phiền phức đi kèm với sức hấp dẫn trong một mối quan hệ mới sẽ khiến bạn cảm thấy bối rối hơn so thông thường và bạn sẽ thấy rằng mình đã chia sẻ quá nhiều. 

Hãy buộc bản thân của bạn chậm lại để trái tim và tâm trí của bạn có thể bắt kịp với nhau. Và điều tiếp theo là...

Chỉ cần nói với cô ấy những gì bạn muốn cô ấy nghĩ

“Bạn ơi, mình rất thích bạn trong vài tuần vừa trôi qua. Mình yêu tất cả mọi thứ tôi đang tìm hiểu về bạn và mình rất hào hứng với những gì sẽ xảy ra tiếp theo. Tuy nhiên, mình cảm thấy rằng mình đang chia sẻ quá nhanh về bản thân. Có thể bạn nên đi xem cùng mình thêm vài bộ phim nữa hay đi ăn uống một vài bữa nữa trước khi biết đến về quá khứ của mình. Mình muốn xây dựng một điều gì đó thật sự sâu sắc và xem rằng mối quan hệ này đi đến đâu, nhưng mà nếu chúng ta tiếp tục chia sẻ câu chuyện của mình ở tốc độ leo dốc, có thể chúng ta sẽ cảm thấy gần gũi nhưng chúng mình sẽ bỏ qua một vài bước quan trọng trong một mối quan hệ. Và bạn biết đấy, mình không muốn bỏ lỡ bất cứ điều gì”.

Điều này đúng với cả các mối quan hệ ở khoảng cách xa, bạn sẽ có xu hướng chia sẻ nhiều hơn để cảm thấy gần gũi với nhau hơn. Vì vậy, hãy dành thời gian của bạn để thật sự tìm hiểu nửa kia. Đừng mang kinh nghiệm và góc nhìn cá nhân của bạn để đánh giá về đối phương. Làm sao bạn biết được họ đối xử với các mối quan hệ của họ ra sao? Làm sao để biết được họ có yêu thích công việc và cuộc sống của họ hay không? 

Tâm lý e sợ khi bắt đầu một mối quan hệ tình cảm mới: Sẽ ổn thôi, bạn cần chậm lại - Ảnh 5.

Khi ai đó cho bạn thấy con người thực của họ, hãy tin họ!

Maya Angelou - một nữ văn sĩ người Mỹ gốc Phi nổi tiếng, đã nói điều này từ rất lâu và nó thực sự là những lời khuyên tốt nhất khi hẹn hò. Bạn sẽ không muốn yêu ai đó chỉ bằng lắng nghe câu chuyện của họ. Ban cần phải dành thời gian để thực sự quan sát thấy chúng.

Khi bạn nói về một điều gì đó, liệu đối phương có lắng nghe và đặt ra câu hỏi tiếp theo không?

Họ liệu có thực sự quan tâm điều bạn đang nói không?

Khi có sự hiểu lầm, liệu họ có muốn làm rõ ngay lập tức không?

Khi bạn nhận thấy họ không đồng ý với điều gì đó hoặc ai đó, họ sẽ nói và thể hiện như thế nào?

Đối phương có phù hợp với bạn không? Liệu tâm trạng của họ có ổn định không?

Bạn có cảm thấy họ cùng là một người - khi bạn hẹn hò cả ngày thứ 7 và nói chuyện với bạn vào thứ 2 (sau khi họ không còn bên cạnh bạn).

Họ đối xử với những điều họ đã biết về bạn như thế nào?

Đối phương thường hay có những tâm lý cảm xúc gì? Liệu họ có “gói ghém” nó an toàn chưa hay vẫn bị ảnh hưởng bởi quá khứ tới giờ?


Đừng bỏ qua những “dấu hiệu báo động đỏ” 
Những câu hỏi trên là những điều mà bạn cần chú ý đến. Đó là những viên gạch để xây dựng niềm tin. Họ cho bạn thấy rằng họ là người mà bạn có thể chia sẻ với họ.

Bạn cần xây dựng niềm tin của chính bản thân mình và sự đánh giá của bạn về nửa kia bằng cách nhận ra những dấu hiệu báo động đỏ và sự không nhất quán. Điều này không có nghĩa là bạn sẽ lập tức chạy trốn khỏi họ khi thấy có dấu hiệu đầu tiên nào. Nó chỉ có nghĩa là dừng lại, chú ý quan sát hơn, thay vì mù quáng tiến về phía trước.

Tâm lý e sợ khi bắt đầu một mối quan hệ tình cảm mới: Sẽ ổn thôi, bạn cần chậm lại - Ảnh 7.

Trước tiên, bạn cần dọn dẹp hết cảm xúc cũ bằng cách chấp nhận những điều tồi tệ đã xảy ra với bạn ở mối quan hệ trong quá khứ, sẽ giúp bạn có tâm lý thoải mái hơn khi bắt đầu một mối quan hệ mới tốt đẹp hơn.

Một khi bạn biết rằng mình vẫn có khả năng nhìn thấy và giải quyết các vấn đề tiềm ẩn, bạn sẽ bớt sợ hơn khi yêu. Bạn sẽ điều chỉnh được khả năng và tâm lý của mình, bạn sẽ thấy rằng bạn đang chú ý hơn và bạn tự tin tiến về phía trước.

Sự chuẩn bị này không đồng nghĩa với việc đảm bảo rằng bạn sẽ không bị tổn thương lần nữa. Ngay cả khi họ có là nụ hôn cuối cùng của bạn và hai bạn sẽ sống hạnh phúc với nhau sau này, đối phương vẫn có thể sẽ làm tổn thương bạn ở một thời điểm nào đó. Điều đó xảy ra với mọi mối quan hệ. 

Điều này có nghĩa rằng bạn đang lựa chọn ai để xứng đáng với sự mạo hiểm của bạn, rằng bạn thực sự muốn người bạn đời này hơn sự an toàn của việc bản thân không muốn bị tổn thương thêm nữa. Và đó sẽ là sự lựa chọn đúng đắn nhất của bạn.

Tâm lý e sợ khi bắt đầu một mối quan hệ tình cảm mới: Sẽ ổn thôi, bạn cần chậm lại - Ảnh 8.

---

Dịch từ bài viết “She’s Amazing and I’m Paralyzed with Fear” của tác giả Heather Gray.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM