Sự kiện “cắt nước” sông Dương Tử: Dòng sông đột ngột biến mất trong 2 giờ, nguyên nhân do đâu?

Thuy Anh | 18-04-2021 - 20:52 PM

(Tổ Quốc) - Sự kiện này không chỉ xảy ra một lần và điều đặc biệt hơn cả là nó lặp lại trên cùng một địa điểm.

Là con sông dài nhất Châu Á, sông Dương Tử (hay sông Trường Giang) được mệnh danh là "sông mẹ của người Trung Hoa". So với sông Hoàng Hà, sông Dương Tử có lưu lượng ổn định và lượng nước đủ lớn, tương đương 20 lần sông Hoàng Hà.

Sự kiện “cắt nước” sông Dương Tử: Dòng sông đột ngột biến mất trong 2 giờ, nguyên nhân do đâu? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Thế nhưng trong lịch sử, sông Dương Tử đã hai lần bị "cắt nước", điểm đặc biệt là nơi xảy ra vẫn ở nguyên chỗ cũ. Tại sao lại xảy ra hiện tượng lạ lùng như vậy?

Theo ghi chép, vào tháng 7 năm 1298, một cơn bão làm nước sông dâng cao tới 4, 5 thước, vô số người và gia súc chết đuối.

Vào tháng 8 năm 1342, nước sông Dương Tử cạn kiệt trong một đêm. Nơi sông cạn là ở khu Thái Hưng của Giang Tô. Người dân đang đánh cá trên sông nhưng nước đột nhiên chạm đáy khiến họ hoảng sợ.

Nhưng ngay sau đó họ phát hiện ra rằng sau khi nước sông cạn kiệt, tôm cá và các loại thủy sản lộ ra nhiều vô kể. Người dân không cần câu cá mà chỉ cần vớt bằng tay đã có thể bắt được rất nhiều, tiết kiệm thời gian và công sức. Ngoài tôm cá, còn có một số châu báu vàng bạc nằm rải rác trên sông Dương Tử, một số người nhân cơ hội này thử tìm kiếm vận may. Ngày hôm sau, khi mọi người tiếp tục truy lùng kho báu, một bức tường nước hùng vĩ bất ngờ ập xuống khiến nhiều người mất mạng.

Năm 1954, nước sông Dương Tử lại biến mất ở Thái Hưng, Giang Tô. Tuy nhiên, thời gian mất nước không lâu. Sau 2 giờ, dòng chảy của sông Dương Tử đã được khôi phục lại trạng thái ban đầu. Điều khiến nhiều người hoang mang là việc mất nước xảy ra vào tháng 8, là mùa lũ. Thái Hưng nằm ở hạ lưu sông Dương Tử, sát cửa sông. Khi nước chảy về nơi thấp hơn thì dòng chảy không thể bị cản lại.

Những lời đồn đoán được lan truyền khắp nơi, mọi tầng lớp trong xã hội lúc bây giờ đều bàn tán về sự kiện này. Người dân địa phương nghĩ rằng họ có thể đã xúc phạm thần sông, đó là một lời cảnh báo đối với họ.

Một số nhà khoa học đã đưa ra phỏng đoán. Họ tin rằng có một thung lũng cổ đại bí ẩn nằm ẩn mình ở phía đông Trung Quốc, nằm giữa các tỉnh Sơn Đông và Giang Tô. Nó đã tồn tại hàng nghìn năm và có thể lâu hơn sông Dương Tử. Dưới thung lũng rạn nứt cổ xưa có những con sông ngầm chằng chịt. Ở một thời gian và bối cảnh đặc biệt nào đó, thung lũng rạn nứt cổ xưa đã "va chạm" vào sông Dương Tử, và nước sông Dương Tử đổ vào sông ngầm của thung lũng cổ đại đó.

Khi thung lũng rạn nứt cổ đại bị tách ra, sông Dương Tử sẽ trở lại trạng thái tự nhiên. Nhưng giả thuyết này đã không được giới khoa học công nhận.

Vì vậy, hai lần nước sông biến mất vẫn là một bí ẩn chưa được giải đáp. Một số người thậm chí còn cho rằng việc sông Dương Tử bị cạn kiệt là một tin đồn thất thiệt và được người dân địa phương sử dụng để gây chú ý.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM