Siêu cuốn trò chơi 54 dân tộc anh em, chơi xong mới biết đây là sản phẩm tốt nghiệp sinh viên trường người ta

Quang Vũ | 25-12-2023 - 15:00 PM

Sinh viên FPT Edu làm board game Sắc Việt về 54 dân tộc Việt Nam với tham vọng làm GenZ vì mê game mà mê cả văn hoá lịch sử dân tộc, nhưng trước hết là đỗ tốt nghiệp đầy thuyết phục.

Siêu cuốn trò chơi 54 dân tộc anh em, chơi xong mới biết đây là sản phẩm tốt nghiệp sinh viên trường người ta - Ảnh 1.

Bộ board game Sắc Việt do sinh viên ĐH FPT thiết kế

Bộ board game có tên "Sắc Việt" là sản phẩm tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh được xây dựng như một dự án kinh doanh hoàn chỉnh của nhóm các sinh viên FPT Edu: Lê Anh Dũng, Tạ Trang Anh, Nguyễn Thị Mai, Hoàng Phương Anh và Trần Văn Minh Trung (SV ngành Quản trị kinh doanh, Trường ĐH FPT Hà Nội).

Bộ board game gồm 1 bàn cờ, 1 bản hướng dẫn luật chơi, 54 thẻ bài được thiết kế theo đặc trưng của 54 dân tộc Việt, các khối xây dựng (mô phỏng hình tháp Rùa 3D) cùng hệ thống 6 nhân vật. Người chơi "Sắc Việt" sẽ theo hướng dẫn của luật chơi để tính toán chiến thuật và giành chiến thắng trên bàn cờ. Người chơi có thể tùy biến, thay đổi chiến thuật trong những ván khác nhau, ứng với sự đa dạng của 54 thẻ bài tượng trưng cho 54 dân tộc Việt.     "Luật chơi này được bọn mình tham khảo từ bộ boardgame Santorini và đã xin bản quyền từ nhà phát hành ở Canada để tùy chỉnh cho phù hợp. Bọn mình tự tin Sắc Việt là một màu sắc rất riêng trên "bản đồ" board game cả trong và ngoài nước", nhóm SV FPT Edu chia sẻ.

Bộ sản phẩm do nhóm sinh viên FPT Edu tự lên ý tưởng thiết kế với hình ảnh đặc trưng xuyên suốt là 54 dân tộc Việt Nam. Mỗi thẻ bài trong bộ board game sẽ khắc họa hình ảnh con người trong trang phục truyền thống của một trong số 54 dân tộc Việt Nam. Nhóm đã nghiên cứu kỹ lưỡng để lựa chọn thể hiện hình ảnh nhân vật mang đặc trưng nổi bật nhất của dân tộc mà nhân vật đó đại diện: qua hành động, phục trang, hoa văn trên trang phục… Tất cả các chi tiết này đều được thiết kế sáng tạo và tỉ mỉ, sử dụng họa tiết trang trí mang đậm yếu tố văn hóa như trống đồng, cùng với là tone màu đỏ gợi nhắc đến lá cờ Tổ quốc - biểu tượng thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. Đi kèm với hình ảnh, mỗi tấm thẻ trong bộ board game đều có dòng thông tin ngắn gọn về dân tộc được nhắc đến.

Siêu cuốn trò chơi 54 dân tộc anh em, chơi xong mới biết đây là sản phẩm tốt nghiệp sinh viên trường người ta - Ảnh 2.

Nhóm sinh viên FPT Edu phát triển dự án board game Sắc Việt.

Ý tưởng làm bộ board game đến với nhóm sau nhiều nghiên cứu, tìm tòi. "Một số board game giáo dục đã xuất hiện ở nước ta nhưng chưa có bộ nào thể hiện đặc trưng 54 dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó, nhận thấy việc giáo dục qua trò chơi tương tác, lồng ghép những thông điệp nhân văn về văn hoá, lịch sử, địa lý… đang phát triển, được ứng dụng khá thành công ở một số quốc gia trên thế giới, nên nhóm đã mạnh dạn chọn chủ đề này cho sản phẩm tốt nghiệp". Được học tập trong môi trường giàu trải nghiệm, khuyến khích sự sáng tạo của mỗi cá nhân như FPT Edu, nhóm sinh viên mong muốn lan tỏa tinh thần hào hứng trải nghiệm học tập tới người trẻ.

Siêu cuốn trò chơi 54 dân tộc anh em, chơi xong mới biết đây là sản phẩm tốt nghiệp sinh viên trường người ta - Ảnh 3.

Với board game Sắc Việt, người chơi có thể học mà chơi, chơi mà học.

Đi kèm với sản phẩm board game độc đáo, nhóm cũng lên một ý tưởng kinh doanh với mục tiêu đưa bộ board game ra thị trường. Nhóm dự định làm tăng độ nhận diện thương hiệu thông qua các kênh truyền thông như Facebook và TikTok, song song với đó là tổ chức các buổi giao lưu boardgame, hay tạo ra các tiktok challenge kết hợp với các KOL, KOC.

Trong buổi bảo vệ tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh Trường ĐH FPT kỳ Fall 2023 vừa qua, nhóm SV đã trình bày kế hoạch kinh doanh "Sắc Việt - Board game giáo dục nhận biết 54 dân tộc Việt Nam" và nhận được nhiều đánh giá tích cực từ các giảng viên trong Hội đồng chấm tốt nghiệp.

Trong thời gian tới, nhóm SV FPT Edu kỳ vọng có thể đưa board game Sắc Việt đến với nhiều đối tượng. Nhóm cũng dự định sẽ hợp tác hoặc xin tham vấn của các chuyên gia trong lĩnh vực dân tộc học, lịch sử, văn hóa để có chiến lược phát triển "dài hơi" hơn cho sản phẩm.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM