Quan tài kỳ lạ 'lạc trôi' ở Thành Đô, toàn bộ được làm từ một loại gỗ thượng hạng khiến chuyên gia 'dậy sóng'

Thuy Anh | 24-09-2021 - 08:53 AM

(Tổ Quốc) - Những chiếc quan tài độc đáo này có liên quan mật thiết với di chỉ Tam Tinh Đôi khiến giới khảo cổ dậy sóng.

Vào ngày 29 tháng 7 năm 2000, trong quá trình xây dựng tầng hầm của Phố thương mại số 58, Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc nhiều mộ thuyền đã được phát hiện. Quy mô của di chỉ này vô cùng lớn, ngoài những ngôi mộ dưới lòng đất còn có nhiều công trình kiến ​​trúc trên mặt đất được xây dựng kiên cố.

Khu lăng mộ được làm bằng đất nung hình chữ nhật, có chiều dài 30 mét, chiều rộng 20 mét, diện tích khoảng 600 mét vuông với nhiều quan tài. Các chuyên gia xác nhận những đồ vật thời Hán nằm rải rác trong lăng mộ cho thấy ngôi mộ cổ này đã bị cướp do đó chỉ còn lại 17 chiếc trong số hơn 30 chiếc quan tài.

Quan tài kiểu thuyền chủ yếu phổ biến ở các dân tộc thiểu số ở miền nam Trung Quốc và chủ yếu được chia thành hai loại: Táng lộ thiên và chôn cất dưới đất. Ở Tứ Xuyên, Trùng Khánh và những nơi khác ngày nay, việc chôn cất quan tài bằng mộ thuyền chủ yếu phổ biến theo hình thức địa táng. 

Theo kết quả khai quật khảo cổ học, những chiếc quan tài này rất to và nặng được đục trực tiếp trên thân cây nanmu hoặc ghép thành 6 tấm ván, phần giữa là nơi đặt thi hài, phía trên có ván gỗ.

Về tổng thể, các quan tài được sắp xếp có trật tự và ngăn nắp. Thông qua những nghiên cứu, các chuyên gia kết luận thời điểm đó có rất nhiều người tham gia vào đám tang, điều này cũng cho thấy danh tính của chủ nhân ngôi mộ không hề tầm thường.

Quan tài kỳ lạ lạc trôi ở Thành Đô, toàn bộ được làm từ một loại gỗ thượng hạng khiến chuyên gia dậy sóng - Ảnh 1.

Những chiếc quan tài lớn được làm bằng gỗ nguyên cây (Ảnh: Sohu)

Trên thực tế, 17 chiếc quan tài tàu có kích thước khác nhau, chiếc lớn nhất có đường kính 148 cm, dài 18 mét. Ngoại trừ hầm mộ, công trình mặt bằng cũng rất hoành tráng, gồm phần trước và phần sau, tổng chiều dài khoảng 40 mét, chiều rộng 20 mét.

Ngoài mộ thuyền và các tàn tích kiến ​​trúc, trong lăng còn có nhiều đồ dùng tùy táng như đồ đồng, đồ gốm, sơn mài, đồ tre, gỗ… Không dừng lại ở đó, người ta còn tìm thất nhiều xương động vật được cất trong những bình gốm khác nhau.

Các đồ tre, gỗ còn lại hầu hết là các nhạc cụ nghi lễ, âm nhạc và đồ dùng sinh hoạt. Toàn bộ những di vật này đã phản ánh hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống của con người lúc bấy giờ.

Theo những di vật văn hóa được khai quật, các chuyên gia kết luận rằng đây là khu lăng mộ của Vương quốc Thục cổ đầu thời Chiến quốc. Chủ nhân ngôi mộ có lẽ là hoàng tộc của triều đại khai sáng của Vương quốc Thục cổ đại.

Theo tư liệu ghi lại, triều đại khai sáng của Vương quốc Thục cổ đại do Biết Linh (hay Miết Linh) cai trị, thời gian trị vì kéo dài gần 300 năm. Phát hiện carbon của ngôi mộ cổ ước tính nó xuất hiện khoảng 400 năm trước Công nguyên, vì vậy chủ nhân của ngôi mộ và Biết Linh có lẽ là một người.

Thời gian đó ở Tam Tinh Đôi, các chuyên gia khảo cổ học vẫn chưa tìm ra di tích của người Thục cổ đại, khi ngôi mộ thuyền ở Thành Đô được mở ra, mọi người thở phào rằng cuối cùng đã tìm thấy. Hiện nay, mộ thuyền ở đây đã được xếp vào danh sách các di tích văn hóa trọng điểm cần được bảo vệ khẩn cấp.

Tổng hợp

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM