Quả vải được tận dụng làm thuốc chữa suy nhược, đau răng hay viêm họng... siêu hay

Tiểu Nguyễn | 08-06-2021 - 13:59 PM

(Tổ Quốc) - Mùa vải thiều Bắc Giang đang chín rộ, tận dụng ngay để đẩy lùi vô số bệnh thường gặp dưới đây sẽ thật hữu ích khi vừa ăn vừa khỏe. Thế nhưng dùng vải làm thuốc trong từng trường hợp như thế nào, có thể bạn chưa biết.

Vải thiều đang vào mùa chín rộ, Đông y tiết lộ một loạt công dụng từ trái cây siêu ngọt này

Từ độ tháng 5, vải đã bắt đầu được bày bán tại các cửa hàng, chợ quán. Nhưng phải đến thời điểm này mới là lúc vải thiều chín rộ, trong đó vải thiều Bắc Giang được coi là vua của các loại vải thiều. Những người thích thú với món vải thiều có lẽ sẽ không thể bỏ qua thời điểm vàng để ăn món trái cây ngọt ngon đậm đà này.

Được tận dụng làm thuốc chữa suy nhược, đau răng hay viêm họng... siêu hay nhưng bạn đã biết dùng vải làm thuốc đúng cách? - Ảnh 1.

Quả vải đặc tính đại nhiệt (hạt vải còn nhiệt hơn cả cùi vải nên cần thận trọng khi làm thuốc).

Khi biết tận dụng theo kiến thức Đông y mách nước, bạn còn có thể sử dụng quả vải làm thuốc chữa bệnh siêu hay. Ai cũng nghĩ quả vải có tính nóng thì chữa được bệnh gì? Thực ra, trong Đông y cũng tận dụng vải đến mùa làm thuốc chữa bệnh, thậm chí có những lời khuyên dùng vải để dưỡng nhan, đẹp da hữu ích chứ không phải cứ ăn vải là bị nóng trong, phát sinh mụn nhọt.

Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), quả vải đặc tính đại nhiệt (hạt vải còn nhiệt hơn cả cùi vải nên cần thận trọng khi làm thuốc). Cùi vải vị rất ngọt, không độc (có tài liệu viết có độc có lẽ do tính quá ngọt nóng của vải). Vải có tác dụng ích tâm, ôn tỳ, tư thận, bổ huyết, dưỡng can, trừ phiền khát, làm tỉnh táo tinh thần, minh mẫn trí óc, tăng sức lực, tăng thân nhiệt, trừ hàn, tráng dương, tiêu thũng, làm đẹp nhan sắc.

Như vậy, Đông y không chỉ dùng quả vải để làm thuốc chữa bệnh mà còn sử dụng để dưỡng nhan vô cùng hiệu quả.

"Quả vải thường được dùng dưới hai dạng tươi và khô. Để ăn dùng cả hai dạng, để làm thuốc thường dùng dạng khô. Cả hai cách dùng để ăn và làm thuốc, tươi hay khô, đều phải có liều lượng. Dùng có chừng mực, thì mới đem lại lợi ích và tránh được điều không mong muốn", lương y Bùi Hồng Minh nhấn mạnh.

Được tận dụng làm thuốc chữa suy nhược, đau răng hay viêm họng... siêu hay nhưng bạn đã biết dùng vải làm thuốc đúng cách? - Ảnh 3.

"Bật mí" một số bài thuốc chữa bệnh từ quả vải nên tận dụng ngay vào mùa đang rộ

Theo lương y Bùi Hồng Minh, bạn hoàn toàn có thể sử dụng quả vải để chăm sóc sức khỏe, làm đẹp da, miễn là tuân thủ đúng liều lượng cho phép. Một số món ăn, bài thuốc chữa bệnh từ quả vải để chữa bệnh, làm đẹp da mà bạn nên áp dụng là:

- Suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể: Vải tươi bóc vỏ 500g đến 1kg đem ngâm 1 lít rượu 7-10 ngày. Sau đó đem uống vào chiều tối, mỗi lần 25-30g có tác dụng hồi phục thể lực rất tốt. Hoặc bạn có thể lấy vải khô 10 quả, ăn vào chiều tối từ 1-2 tháng.

Được tận dụng làm thuốc chữa suy nhược, đau răng hay viêm họng... siêu hay nhưng bạn đã biết dùng vải làm thuốc đúng cách? - Ảnh 4.

Bạn hoàn toàn có thể sử dụng quả vải để chăm sóc sức khỏe, làm đẹp da, miễn là tuân thủ đúng liều lượng cho phép.

- Tiêu chảy: Quả vải 7 quả, đại táo 5 quả. Sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày.

- Viêm họng, đau răng: Dung hoa, vỏ thân, vỏ rễ vải đem sắc lấy nước súc miệng.

- Xuất hiện mụn nhọt sưng tấy trên cơ thể: Cùi vải tươi hoặc khô giã nhuyễn với ô mai đắp.

- Tim đập nhanh mạnh (hồi hộp) thở nhanh khi gắng sức: Ngâm cùi vải khô hoặc vải khô nấu nước để uống.

- Phụ nữ đau bụng kinh hoặc xuất hiện hiện tượng đau bụng sau sinh: Hạt vải đốt tồn tính (chỉ cháy lớp ngoài, khoảng 70%) 20g, hương phụ 40g tán bột mịn, ngày 6-8g uống với nước muối loãng hoặc nước cơm. Mỗi ngày sử dụng 2 lần.

Được tận dụng làm thuốc chữa suy nhược, đau răng hay viêm họng... siêu hay nhưng bạn đã biết dùng vải làm thuốc đúng cách? - Ảnh 5.

Bạn cần lưu ý mỗi lần ăn không nên ăn quá nhiều, chỉ khoảng 10 quả với người lớn, 3-4 quả với trẻ con.

- Đau dạ dày mạn tính: Hạt vải sấy khô, tán mịn, cất vào lọ nút kín để dùng dần. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 6 g. Chiêu bằng rượu trắng pha loãng hoặc nước ấm.

- Trị nấc: Quả vải 7 quả, gừng tươi 6g, đường đỏ 4g đem sắc uống.

- Làm đẹp da, mượt tóc, chống lão hóa: Dùng vải tươi để ăn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý mỗi lần ăn không nên ăn quá nhiều, chỉ khoảng 10 quả với người lớn, 3-4 quả với trẻ con. Đặc biệt cần đảm bảo áp dụng những mẹo ăn vải không sợ nóng trong như trước khi ăn vải nên uống chút nước muối, nên ăn cả lớp màng trắng bọc ngoài cùi vải, uống nước vỏ quả vải và lá vải tươi sau khi ăn vải, vứt bỏ quả bị sâu đầu, dập nát chứ không nên ăn hết, ăn vải sau bữa ăn chính...

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM