Phóng to 100 lần bức tranh cổ, cư dân mạng không tin vào mắt mình: Kỹ viện sao lại ở đây?

Diệu Thuý | 19-11-2021 - 11:25 AM

(Tổ Quốc) - Vị trí của kỹ viện trong bức tranh này thực sự khiến hậu thế đặt dấu hỏi về trình độ quy hoạch xây dựng của người xưa.

Thanh minh thượng hà đồ

"Thanh Minh Thượng Hà Đồ" là tác phẩm hội họa được coi như báu vật trong nhiều triều đại quân chủ Trung Hoa. Tên bức tranh có thể hiểu là "cảnh trên sông vào tiết Thanh Minh" hay "cảnh trên sông vào một ngày thời tiết sáng trong".

Dọc theo chiều dài lịch sử Trung Quốc đã có khá nhiều phiên bản mô phỏng "Thanh Minh Thượng Hà Đồ", nhưng phiên bản đầu tiên và được biết đến nhiều nhất là bức tranh của hoạ sĩ Trương Trạch Đoan (1085 – 1145), đời nhà Tống.

"Thanh Minh Thượng Hà Đồ" của hoạ sĩ Trương Trạch Đoan được vẽ trên một cuộn giấy dài hơn 5 mét (kích thước 24,8 x 528,7cm), mô tả tổng cộng 814 nhân vật, 20 phương tiện đi lại, 60 con vật và 170 cái cây.

Phóng to 100 lần bức tranh cổ, cư dân mạng không tin vào mắt mình: Kỹ viện sao lại ở đây? - Ảnh 1.

Bản vẽ "Thanh minh thượng hà đồ" của họa sĩ Cừu Anh. Hình ảnh: Baidu

Có một bản sao cung đình nổi tiếng không kém được thực hiện bởi hoạ sư Cừu Anh (1494 – 1552) thời nhà Minh. Tranh có cấu trúc tương tự so với bản gốc thời Tống nhưng được thực hiện với kích thước dài hơn.

Phiên bản của hoạ sư Cừu Anh đã thay đổi phong cảnh của triều đại nhà Tống sang triều nhà Minh, và cả những chi tiết tỉ mỉ khác từ trang phục, phương tiện giao thông, kiến trúc và lối sống thị dân.

Chi tiết cây cầu gỗ là biểu tượng trong tranh thời nhà Tống cũng được thay thế bằng cây cầu đá dưới thời nhà Minh, cũng là để giản lược nhiều chi tiết ẩn ý chính trị của Trương Trạch Đoan.

Tất nhiên, những phiên bản này đều mô tả tỉ mỉ và chi tiết cảnh sinh hoạt thường nhật quanh bờ sông của người dân Trung Quốc xưa, nơi được cho là cố đô thị thành.

Phóng to 100 lần bức tranh cổ, cư dân mạng không tin vào mắt mình: Kỹ viện sao lại ở đây? - Ảnh 3.

Bản vẽ "Thanh minh thượng hà đồ" của Trương Trạch Đoan. Hình ảnh: Wikipedia

Bức tranh tái hiện lại góc nhỏ của xã hội thời phong kiến, nơi giao thông đường thủy là then chốt. 

Con người đông đúc, tàu bè qua lại nườm nượp, mỗi một người đều mải mê những việc riêng của mình, đâu đó là đoàn người sửa soạn đồ lễ mà đi tảo mộ ngày Thanh Minh. Trên sông những con thuyền đông đúc tới mức xô chạm vào nhau mà tìm đường đi.

Giá trị văn hoá và lịch sử đồ sộ trong bức tranh này vượt qua không gian và thời gian, trở thành quốc bảo của đất nước tỷ dân. Giữa hàng nghìn nhân vật được phác hoạ trong bức tranh quý giá này, hậu thế nhìn thấy được những chi tiết hết sức bất ngờ và thú vị khi phóng to 100 lần.

Rốt cuộc những chi tiết đó như thế nào mà khiến cho người xem phải "ôm bụng cười"?

Những chi tiết thú vị

Thanh lâu hay còn gọi là kỹ viện hoạt động mạnh mẽ và "hợp pháp" ở thời phong kiến đặc biệt là nhà Minh. Hậu thế cũng không còn xa lạ gì với cảnh mỹ nữ đàn hát chốn thanh lâu qua những thước phim ảnh.

Nhưng kỹ viện lại nằm ngay sát trường học như trong bức tranh cổ này lại thật khó tin quá! Bởi đây là hai nơi vốn hoàn toàn trái ngược nhau thậm chí là có đôi phần "tương khắc" kiêng kị.

Phóng to 100 lần bức tranh cổ, cư dân mạng không tin vào mắt mình: Kỹ viện sao lại ở đây? - Ảnh 5.

Thanh lâu kề sát bên trường học. Hình ảnh: Baijiahao

Chi tiết này khiến cư dân mạng cảm thấy thú vị và khó hiểu: "Ngồi cạnh kỹ viện thế này thì con trẻ học hành kiểu gì nhỉ?", "Người xưa quy hoạch xây dựng buồn cười thế!"…

Không chỉ vị trí của chốn thanh lâu khiến hậu thế phải bất ngờ mà khi phóng to 100 lần, hình ảnh cậu thanh niên đang… ngồi trên cây để xem biểu diễn kịch cũng khiến người xem phải "cười đau bụng".

Phóng to 100 lần bức tranh cổ, cư dân mạng không tin vào mắt mình: Kỹ viện sao lại ở đây? - Ảnh 6.

Hẳn là buổi biểu diễn này cực kỳ hấp dẫn và cậu thanh niên này thật "nhanh trí" khi chiếm được vị trí đắc địa này.

Chi tiết đáng yêu này lại càng cho thấy sự tài tình và tỉ mỉ của Cừu Anh. Dưới ngòi bút của hoạ sĩ tài bà này, người xưa sao mà hiện lên gần gũi và bình dị thế!

Đến cả vẻ buồn rầu và ủ rũ của ông chủ quán thịt và chủ tiệm cho thuê xe kéo cũng được phác họa sống động như thật, sống động đến nỗi khiến người xem phải tủm tỉm cười.

Phóng to 100 lần bức tranh cổ, cư dân mạng không tin vào mắt mình: Kỹ viện sao lại ở đây? - Ảnh 7.

Chủ tiệm cho thuê xe buồn rầu vì ế ẩm. Hình ảnh: Baijiahao

Phóng to 100 lần bức tranh cổ, cư dân mạng không tin vào mắt mình: Kỹ viện sao lại ở đây? - Ảnh 8.

Ông chủ quán thịt lợn "buông đao" vì không có khách ghé thăm. Hình ảnh: Baijiahao

Có lẽ ở thời đại nào thì việc buôn bán ế ẩm cũng đều khiến con người ta thất thần và nằm ườn ra bàn như thế!

Có ai ngờ rằng giữa hàng nghìn nhân vật trong bức tranh với chiều dài hơn 5 mét miêu tả cảnh phồn hoa chốn kinh đô này lại có hai quầy hàng kinh doanh ế ẩm và hai người đàn ông với biểu cảm thú vị như vậy. Bức tranh "Thanh minh thượng hà đồ" thật không hổ danh là niềm tự hào của hội họa cổ đại Trung Quốc.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM