Người châu Á đặc biệt là người Trung Quốc có quan niệm rằng "đông con nhiều cháu, phúc dài miên man", tức là nhà càng đông người càng được coi là thịnh vượng, giàu có. Dòng tranh trẻ em cũng ra đời từ chính quan niệm này. Theo đó, gia chủ thường sẽ treo những bức tranh vẽ thật nhiều trẻ con với mục đích cầu mong đông con đông cái, phúc lộc đầy nhà.
Bức tranh "Bách tử đồ" với ba phần của họa sĩ cung đình Lãnh Mai. Hình ảnh: baidu
Trong giới nghệ thuật hội họa Trung Quốc, dòng tranh trẻ em quy tụ rất nhiều các tác phẩm nổi tiếng của những danh hoạ đại tài.
Hoạ sĩ Lãnh Mai (1669-1742) của cung đình triều Thanh được biết đến với cái tên "Bách khoa toàn thư thu nhỏ của Trung Quốc xưa" cũng phác hoạ khung cảnh vui đùa của con trẻ trong kiệt tác "Bách tử đồ" của ông.
Bức tranh có dạng cuộn chia làm 3 phần là phần thơ mở đầu, phần chính và lời đề từ. Phần chính bức tranh có kích thước chiều rộng 39cm và chiều dài 199cm. Tác phẩm miêu tả cảnh hàng trăm đứa trẻ hồn nhiên đang rượt đuổi và chơi đùa với nhau.
Những chi tiết vui đùa của con trẻ. Hình ảnh: baidu
Nhóm trẻ đang vui đùa chèo thuyền hái sen. Hình ảnh: baidu
Giữa mặt nước hồ lăn tăn gợn sóng, hoa sen nở rộ, hàng liễu bên bờ, cây cối tươi tốt, từng nhóm trẻ con nô đùa với những trò chơi giải trí khác nhau. Phong cảnh đẹp rộn ràng hoà quyện cùng nụ cười trẻ thơ là hình ảnh vô cùng ấn tượng đối với người xem.
Hàng trăm đứa trẻ trong tranh đều được phác hoạ với một vẻ khác nhau, sống động như thật. Tương xứng với sự hồn nhiên của trẻ thơ, trang phục của chúng cũng có màu sắc vô cùng tươi tắn. Tác giả thể hiện sự nghịch ngợm và dễ thương của từng đứa trẻ sinh động đến độ dường như người xem cũng có thể cảm nhận được niềm hạnh phúc vô tư ấy.
Chi tiết nhạy cảm
Người xem còn có thể hình dung được những trò chơi giải trí của trẻ con đặc biệt là nơi cung đình. Chúng không hề khô khan chỉ ngày ngày cúi đầu vào sách vở như chúng ta thường thấy trên phim ảnh. Chúng chèo thuyền hái sen, múa lân, chơi đèn lồng, đánh trống, chơi con quay...
Ấy vậy mà trong hàng trăm đứa trẻ, giữa rất nhiều khung cảnh vui chơi, hậu thế lại soi được một chi tiết khiến không ít người phải che mặt ngượng ngùng khi phóng to bức tranh cổ lên 10 lần.
Chi tiết cậu bé đang cúi đầu hở... mông. Hình ảnh: Baijiahao
Rốt cuộc hậu thế nhìn thấy gì giữa hàng trăm đứa trẻ ngây thơ đang vui đùa?
Dù biết rằng trẻ con vô tư hồn nhiên nhưng hoạ sĩ Lãnh Mai quả thật đã quá tỉ mỉ đến chi tiết "ngượng ngùng" này cũng vẽ vào trong tranh. Đó là hình ảnh một cậu bé cúi đầu hở…mông và một cậu bé tụt quần hở… bộ phận nhạy cảm giữa chốn đông người.
Cậu bé tụt quần giữa chốn đông người. Hình ảnh: Baijiahao
Hình ảnh này làm không ít cư dân mạng phải đỏ mặt và để lại bình luận rằng: "Làm ơn mặc quần vào đi", "Hoạ sĩ này phác hoạ chân thật quá", "Thời phong kiến trẻ con cũng được phép làm vậy sao", "Dù là trẻ con nhưng thấy ngại quá đi"…
Ở thời đại hiện nay hình ảnh này không hề hiếm gặp. Trong quá khứ lại vốn là một xã hội hà khắc với hàng nghìn quy củ luật lệ, con trẻ từ sớm đã được gia đình rèn giũa nghiêm ngặt. Vì vậy mà chi tiết này khiến không ít người xem bất ngờ.
Ngoài ra thì chi tiết "đỏ mặt" của hai cậu bé này đã cho thấy sự tỉ mỉ, sống động, chân thực của hoạ sĩ cung đình Lãnh Mai. Ông quả thật đã vẽ một bức "Bách tử đồ" quá xuất sắc, ở đó hiện lên vẻ vui tươi, hồn nhiên nhưng vẫn phảng phất vẻ cao quý của cung đình.
Bức tranh "Bách tử đồ" quả thực đã khiến hậu thế phải mở mang tầm mắt trước sự phong phú của những trò chơi giải trí thời phong kiến và sự vô tư hồn nhiên đến "đỏ mặt" của con trẻ.