Phiên bản kết hợp giữa 2 loài rắn là hổ mang và san hô: Cực độc, chưa có huyết thanh!

Hoa Hướng Dương | 09-05-2022 - 12:26 PM

(Tổ Quốc) - Loài rắn này có độc tính mạnh và nguy hiểm hơn. Hiện chúng ta chưa có huyết thanh để kháng nọc độc.

Hổ mang và rắn san hô là loài rắn có nọc độc cực kỳ nguy hiểm. Trong đó, rắn san hô chính là loài rắn có nọc độc mạnh thứ hai so với bất cứ loài rắn khác, chỉ sau rắn Mamba đen. Vậy nếu cả hai kết hợp thì sẽ ra sao?

Chúng ta sẽ có một loài rắn có tên rắn hổ mang san hô châu Phi (tên khoa học: Aspidelaps lubricus). Tất nhiên đây chỉ là cách nói ví von vì đây không phải là loài rắn lai giữa hổ mang và rắn hổ.

Phiên bản kết hợp giữa 2 loài rắn là hổ mang và san hô: Cực độc, chưa có huyết thanh! - Ảnh 1.

Rắn hổ mang san hô. Ảnh minh họa: Thành Luân

Rắn hổ mang san hô cũng là một loài rắn có nọc độc cực mạnh, đặc hữu của Nam Phi. Giống như nhiều loài rắn hổ mang khác, rắn hổ mang san hô cũng có khả năng bành mang nhưng rất hạn chế, không rõ như hổ mang thông thường.

Rắn hổ mang san hô là loài hoạt động về đêm. Chúng thường ẩn mình và di chuyển bên dưới các tảng đá ở nơi khô hạn như hoang mạc để kiếm thức ăn. Nạn nhân của chúng là các loài gặm nhấm nhỏ, thằn lằn,...

Loài rắn này thường bị nhầm lẫn với rắn hổ thông thường (tên khoa học là Telescopus semiannulatus) cũng sống ở Nam Phi nhưng vô hại vì không có nọc độc. Do đó, cần nhận dạng loài rắn độc này để tránh tai nạn đáng tiếc.

Phiên bản kết hợp giữa 2 loài rắn là hổ mang và san hô: Cực độc, chưa có huyết thanh! - Ảnh 3.

Cách nhận biết rắn hổ mang san hô. Ảnh: African Snakebite Institute

Rắn hổ mang san hô có màu khoang đen, xen kẽ màu đỏ cam ở lưng và màu vàng nhạt ở bên dưới bụng. Vảy ở mũi rất lớn và hoa văn như giọt nước mắt bên dưới mắt rắn. Chiều dài trung bình của hổ mang san hô là 60 cm, cực đại là 75 cm.

Nọc độc của hổ mang san hô có nọc độc thần kinh và đủ mạnh để giết chết một người trưởng thành. Hiện chưa có huyết thanh kháng nọc độc, do đó cần cẩn trọng khi bắt gặp loài rắn này.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM