Phát hiện sinh vật nhỏ bằng đồng xu ở nơi sâu nhất Trái Đất: Vì sao các nhà khoa học lo lắng?

Hoa Hướng Dương | 16-03-2020 - 20:43 PM

(Tổ Quốc) - Sinh vật chỉ bé bằng đồng xu này đang khiến nhiều nhà nghiên cứu lo ngại.

Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra một sinh vật bí ẩn chỉ lớn bằng đồng xu sống ở tầng đáy của rãnh Mariana tại Thái Bình Dương - điểm sâu nhất của Trái Đất mà con người biết đến. Điều đặc biệt là sinh vật bí ẩn này có cơ thể bao bọc bởi... nhựa!

Phát hiện sinh vật có vi nhựa trong cơ thể ở nơi sâu nhất đáy biển

Làm thế nào mà một sinh vật sống ở nơi tầng đáy lại có nhựa - một sản phẩm nhân tạo của con người? Việc giải đáp câu hỏi sẽ hé lộ nhiều thông tin quan trọng về mối liên hệ của hệ sinh thái đáy biển và hệ sinh thái trên cạn.

Phát hiện sinh vật nhỏ bằng đồng xu ở nơi sâu nhất Trái Đất: Vì sao các nhà khoa học lo lắng? - Ảnh 1.

Eurythenes plasticus. Ảnh: WWF

Sinh vật này được nhóm nghiên cứu ở Đại học Newcastle, Anh phát hiện ở độ sâu 6.096 m (độ sâu của rãnh Mariana là 10.937 m) và công bố trên tạp chí Zootaxa đầu tháng 3. Chúng thuộc loài giáp xác thuộc bộ giáp mềm.

Xem video:

Phát hiện vi nhựa trong sinh vật giáp xác

Điều khiến các nhà nghiên cứu kinh ngạc là họ đã phát hiện ra bên trong cơ thể sinh vật bé nhỏ chưa từng được biết đến này là các hạt vi nhựa, như thể các vi nhựa này là một phần cơ thể của chúng.

Phát hiện sinh vật nhỏ bằng đồng xu ở nơi sâu nhất Trái Đất: Vì sao các nhà khoa học lo lắng? - Ảnh 3.

Những điểm sâu nhất đáng chú ý. Ảnh: DW

Theo phân tích, mẫu vi nhựa này chính là polyethylene terephthalate (PET), loại nhựa phổ biến được sử dụng rộng rãi trong đóng gói thực phẩm và nước uống và hoàn toàn là sản phẩm của con người.

Điều đáng lo ngại cho sự ô nhiễm môi trường

Điều đó cho thấy không chỉ những sinh vật sống gần mặt nước mà ngay cả những sinh vật trong môi trường cực hạn và hẻo lánh, không có ánh Mặt Trời cũng không miễn nhiễm với sự ô nhiễm trắng (ô nhiễm rác thải nhựa do con người gây ra).

Phát hiện sinh vật nhỏ bằng đồng xu ở nơi sâu nhất Trái Đất: Vì sao các nhà khoa học lo lắng? - Ảnh 5.

Eurythenes plasticus có vi nhựa trong cơ thể. Ảnh: The Advertiser

Phát hiện này khiến nhóm nghiên cứu quyết định đặt tên cho sinh vật có cơ thể vi nhựa này là Eurythenes plasticus (plastic nghĩa là nhựa) và đó cũng là hồi chuông cảnh tỉnh con người về những gì mà chúng ta đã gây ra cho môi trường.

Tổ chức quốc tế bảo tồn thiên nhiên (WWF) cho biết quốc gia thải nhiều rác thải nhựa tính trên đầu người ra biển nhất chính là Malaysia.

Ngày 17/2, WWF công bố thống kế cho thấy có đến 60% trong số 8 triệu tấn rác thải nhựa đổ vào các đại dương mỗi năm đến từ các quốc gia châu Á như: Malaysia, Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam

Theo cáo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) thì mỗi năm, nhân loại thải ra nhựa rác có khối lượng đủ để trải quanh bề mặt Trái Đất 4 lần và có tới 13 triệu tấn rác sẽ đi ra đại dương do không được xử lý.

"Phát hiện này chính là bằng chứng không thể chối cãi về mức độ ô nhiễm rác thải nhựa do con người gây ra và ngay cả những sinh vật ở đáy biển cũng đang phải gánh chịu hậu quả này".

Không chỉ Eurythenes plasticus mà theo nhà sinh thái học biển Alan Jamieson - trưởng nhóm nghiên cứu thì có tới 240 sinh vật khác cũng tiêu hóa nhựa.

Nghiên cứu sinh tiến sĩ Johanna Weston và là đồng tác giả nghiên cứu cho biết việc phát hiện sinh vật mới là không hề dễ dàng và việc tìm thấy sinh vật giáp xác vi nhựa ở độ sâu nhất thế giới là một vấn đề rất đáng lo ngại.

Rác thải nhựa rất nhẹ và dễ nổi nhưng giờ đây phạm vi mà nó tác động không chỉ gần mặt nước mà vô cùng rộng lớn. 

Việc sống trong môi trường khắc nghiệt, khan hiếm thức ăn khiến những sinh vật đáy biển tiến hóa để ăn cả nhựa vào cơ thể.

Bài viết được dịch từ các nguồn: Newsweek, Oceanographicmagazine, Dw

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM