Phản cảm với chiêu trò trốn học, né họp online trên Zoom bằng cách dùng ảnh, video tự quay bản thân đang ra vẻ chăm chú lắng nghe

DG | 24-03-2020 - 15:01 PM

(Tổ Quốc) - Trong khi nhiều người đang cố gắng làm mọi cách để hỗ trợ tài chính cho gia đình trong mùa đại dịch, thì không ít cư dân mạng lại tìm đủ chiêu trò để đánh lừa các ứng dụng làm việc online để thỏa mãn sự lười biếng của bản thân.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới, không ít người đã lựa chọn phương án tự cách ly tại nhà, hạn chế đến nơi đông người để bảo vệ sức khỏe bản thân. Chính vì lý do này, xu hướng học tập và làm việc online đang ngày càng trở nên phổ biến, vừa giúp họ tránh Covid-19 hiệu quả mà vẫn có thể theo kịp tiến độ công việc.

Tuy nhiên, làm việc tại nhà đúng là rất tiện lợi, nhưng lại mang đến 1 thách thức cực lớn cho tinh thần tự giác. Trong khi rất nhiều người vẫn sẵn sàng nghiêm túc với công việc như khi đến văn phòng thì không ít người lại tỏ ra lười biếng, thiếu trách nhiệm và thậm chí là tìm đủ mọi cách để né tránh nhiệm vụ của mình.

Phản cảm với chiêu trò trốn học, né họp online trên Zoom bằng cách dùng ảnh, video tự quay bản thân đang ra vẻ chăm chú lắng nghe - Ảnh 1.

Làm việc từ xa đòi hỏi tinh thần tự giác rất cao, nhưng không phải ai cũng sẵn sàng dành phần lớn thời gian trong ngày của mình cho công việc khi đang thực hiện cách ly tại nhà.

Hãy lấy Zoom làm ví dụ - 1 trong những giải pháp làm việc online thịnh hành nhất hiện nay. Không chỉ sở hữu tính năng chat nhóm riêng tư tiện lợi (Zoom Room), Zoom còn có thể “nhắc khéo” với sếp bạn mỗi khi bạn rời khỏi cửa sổ của ứng dụng này quá 30 giây. Nói cách khác, nếu đang họp online mà bạn ngứa tay quay ra lướt Facebook, chơi game, làm việc riêng là sẽ bị Zoom phát giác ngay. Điều này sẽ giúp những người làm việc ở nhà có ý thức tập trung và nghiêm túc với công việc hơn.

Tuy nhiên, nhiều người (đa số là học sinh, nhưng cô cậu tuổi teen) lại không hề coi trọng tính năng độc đáo của Zoom, và thậm chí còn coi đây là trở ngại lớn trong "kì nghỉ" của mình. Và thế là họ tìm đủ mọi cách để có thể vô hiệu hóa tính năng này. Sau 1 vài thử nghiệm, họ phát hiện ra chỉ cần sử dụng 1 đoạn video lặp đi lặp lại của bản thân, hoặc 1 tấm ảnh nền tùy chọn làm ảnh đại diện cho mình là có thể dễ dàng đánh lừa Zoom ngay.

Không chỉ học sinh mà ngay cả những người dùng lớn tuổi thiếu ý thức cũng đã thử áp dụng mẹo này. Mới đây, người dùng Matt Buckley đã bất ngờ thu hút được rất nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng khi chia sẻ bài tweet về cách anh thản nhiên rời phòng họp online mà không ai biết. 

Theo đó, anh sử dụng 1 bức ảnh chân dung của bản thân, chụp tại nhà riêng để làm ảnh nền của mình trên Zoom Room. Lợi dụng sếp không để ý, anh lập tức rời khỏi máy quay, chỉ để lại bức hình của mình mỉm cười như thể đang rất hài lòng với công việc. Như vậy, Zoom sẽ tưởng rằng anh vẫn đang chăm chú làm việc, nhưng thực chất có khi anh đã nằm dài trên giường và xem TV hoặc chơi game rồi cũng nên

Trong khi nhiều người đang cố gắng làm việc online chăm chỉ để hỗ trợ tài chính cho gia đình trong mùa đại dịch, Matt Buckley lại bày trò đánh lừa Zoom cho cộng đồng mạng. Anh cho biết nếu thay ảnh nền bằng 1 đoạn video lặp đi lặp lại, ví dụ như cứ gật đầu từ tốn ra vẻ đồng tình với ý kiến của sếp chẳng hạn, mức độ thành công và đáng tin cậy sẽ còn cao hơn nữa.

Chia sẻ với trang tin Vice, Matt cho biết: “Tôi đặc biệt chú ý với tính năng ảnh nền ảo của Zoom, vì cái tính tôi thích vậy, thích click lung tung mọi nơi để khám phá mỗi khi sử dụng 1 phần mềm mới. Tính năng này cho phép nhiều người giấu đi phòng riêng của họ khi làm việc online, đặc biệt là những anh chị em có thói quen sống bừa bộn. Thế là tôi mới tìm cách nghịch thử để xem Zoom sẽ phản ứng thế nào. Theo gợi ý của bà xã tôi, tôi đã thực hiện đoạn video trên đây”.

Rất may, chiêu trò của Matt nghe thì đơn giản, nhưng thực chất là không phải ai cũng thực hiện được. Để có thể tự tạo ra những ảnh nền riêng cho bản thân, người dùng cần đăng ký sử dụng bản trả phí của Zoom, và mức giá hiện tại không hề “hạt dẻ” một chút nào: 500 USD/năm. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường học, cơ quan đã chấp nhận trả số tiền này để học sinh cũng như nhân viên của họ có thể tận dụng tối đa những lợi ích mà Zoom mang lại.

Theo TheNextweb

Phản cảm với chiêu trò trốn học, né họp online trên Zoom bằng cách dùng ảnh, video tự quay bản thân đang ra vẻ chăm chú lắng nghe - Ảnh 4.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM