Phân biệt bệnh cúm mùa và Covid-19 cùng cách phòng tránh từ góc nhìn chuyên gia

Quang Vũ | 07-03-2020 - 09:21 AM

(Tổ Quốc) - Trong thời điểm bệnh dịch về đường hô hấp tăng cao: bao gồm cả cúm mùa và Covid-19, với những triệu chứng khởi phát tương tự khiến cho nhiều người nhầm lẫn và hoang mang. Vậy làm sao để mọi người biết cách phân biệt và phòng ngừa hai bệnh này?

Dấu hiệu phân biệt cúm mùa và Covid-19

Sự bùng phát của bệnh viêm phổi cấp do Covid-19 gây ra với những biểu hiện ban đầu không mấy khác bệnh cúm mùa, dễ gây nhầm lẫn cho nhiều người. Trung bình có trên 800.000 người mắc cúm mùa tại Việt Nam hàng năm. Trong khi đó, Covid-19 mới bùng phát gần đây tại Việt Nam vào cuối tháng 1/2020 đã khiến 17 người nhiễm (16 người đã khỏi bệnh và xuất viện) và còn hàng trăm trường hợp tiếp tục cách ly và theo dõi chặt chẽ để không lây nhiễm ra cộng đồng.

Theo Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Thị Chiêu Oanh (Trưởng Khoa Hô hấp - bệnh viện Nhân Dân 115, TP.HCM) cho biết, cúm mùa và Covid-19 có các triệu chứng gần như nhau, tuy nhiên nguyên nhân gây ra sẽ rất khác nhau. Cụ thể, cúm mùa là bệnh rất thường gặp, đặc biệt là thời điểm giao mùa. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là do các chủng vi-rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C, gây ra các biểu hiện như: sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho.

Viêm phổi do nhiễm Covid-19 là một loại bệnh truyền nhiễm và nó có tiền sử dịch tễ học rõ ràng. Các triệu chứng phổ biến nhất là sốt, ho và khó thở, tổn thương phổi tiến triển nhanh, một số bệnh nhân có thể cũng biểu hiện đau họng, chảy nước mũi, tiêu chảy, buồn nôn và nôn.

Đối với cúm mùa thông thường, Bác sĩ Chiêu Oanh chia sẻ rằng mọi người có thể phòng ngừa bằng cách thường xuyên giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh, giữ vệ sinh môi trường sống xung quanh, rửa tay bằng xà phòng để ngăn cản sự lây lan của virus và chủ động tiêm phòng cúm để bảo vệ sức khỏe.

Đối với bệnh Covid-19, ngoài những biện pháp phòng tránh thông thường mọi người cần chú ý hạn chế tiếp xúc gần với người bị sốt, ho. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nước sát khuẩn, hoặc cồn có nồng độ trên 60%, đeo khẩu trang đúng cách khi ra ngoài và súc miệng với nước diệt khuẩn hay nước muối sinh lý. Chỉ sử dụng các thực phẩm nấu chín và tránh tiếp xúc với các loại động vật nuôi hoặc hoang dã. Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị và vắc xin phòng bệnh Covid-19 nên mọi người phải chủ động phòng ngừa, nâng cao sức khỏe, chế độ dinh dưỡng có khoa học và rèn luyện thể lực thường xuyên.

Phân biệt bệnh cúm mùa và Covid-19 cùng cách phòng tránh từ góc nhìn chuyên gia - Ảnh 1.

Bác sĩ Chiêu Oanh khuyên mọi người nên đeo khẩu trang, súc miệng với nước muối sinh lý, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nước sát khuẩn, hoặc cồn có nồng độ trên 60% ăn chín, uống sôi… để phòng ngừa Covid-19

Tăng cường sức đề kháng là biện pháp phòng ngừa quan trọng trong mùa dịch bệnh viêm đường hô hấp

Dù là bệnh cúm mùa hay Covid-19 thì điều quan trọng là sức đề kháng của cơ thể phải luôn khỏe mạnh để bảo vệ và ngăn ngừa các loại bệnh. Do đó, bác sĩ chuyên khoa I Phan Thị Hiền Thu (bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hạnh Phúc) với kinh nghiệm 17 năm trong công tác dinh dưỡng lưu ý mọi người nên chú trọng dinh dưỡng từ bên trong để tăng cường sức đề kháng trong thời điểm dịch bệnh như hiện tại. Đầu tiên phải uống đủ nước để giúp cho mọi hoạt động chuyển hóa dưỡng chất trong cơ thể cũng như đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể tốt nhất. Tiếp theo là một số thực phẩm mọi người có thể bổ sung như gừng, tỏi, mật ong, rau xanh và trái cây họ cam/quýt… để tăng cường sức đề kháng, giảm cảm cúm, kháng lại vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, mọi người có thể bổ sung thêm vitamin và khoáng chất bên ngoài để bù cho lượng vitamin hao hụt trong quá trình bảo quản, nấu nướng hoặc do cơ địa không thể hấp thu tốt.

Phân biệt bệnh cúm mùa và Covid-19 cùng cách phòng tránh từ góc nhìn chuyên gia - Ảnh 2.

Nên bổ sung các loại thực phẩm như gừng, tỏi, trái cây họ cam/quýt, mật ong… để tăng cường sức đề kháng, giảm cảm cúm, kháng lại vi khuẩn gây bệnh

Tất cả các loại vitamin A, C, D, nhóm B, E và các khoáng chất như sắt, kẽm... đều hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả. Ví dụ, vitamin A giúp biệt hóa tế bào biểu mô, chống lại các bệnh nhiễm khuẩn; vitamin C và E là các chất chống oxy hóa, bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương; sắt ngoài tác dụng xây dựng các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, vận chuyển oxy trong máu đến mô, còn giúp chống cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, kẽm giúp tăng cường miễn dịch, làm lành vết thương, tăng vị giác, giúp trẻ ăn ngon miệng, hỗ trợ tăng trưởng và đặc biệt giúp tăng cường sức khỏe sinh lý cho nam giới.

Phân biệt bệnh cúm mùa và Covid-19 cùng cách phòng tránh từ góc nhìn chuyên gia - Ảnh 3.

Ngoài vitamin C, vitamin A, D, nhóm B, E và các khoáng chất như sắt, kẽm... đều có thể hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả

Tuy nhiên, mọi người thường chỉ tập trung bổ sung vitamin C mà bỏ quên các vi chất dinh dưỡng khác. Bác sĩ Hiền Thu lưu ý mọi người nếu uống vitamin C liều cao 1000 mg/ngày, thì chỉ nên uống 1 đợt 10 ngày, tối đa 20 ngày, trong giai đoạn cần bổ sung gấp vitamin C cho cơ thể khỏe mạnh hoặc mau hồi phục bệnh. Thay vào đó, nên chọn loại multivitamin hay viên uống vitamin tổng hợp và khoáng chất từ A-Zn với hàm lượng phù hợp với người Việt: vitamin C là 75 mg/ngày, kẽm là 20 mg/ngày, vitamin A: 5000 I.U/ngày, sắt Fumarate 50 mg/ngày.... để tăng sức đề kháng trong thời gian dài và bảo đảm cơ thể tròn dưỡng chất trước dịch bệnh.

Phân biệt bệnh cúm mùa và Covid-19 cùng cách phòng tránh từ góc nhìn chuyên gia - Ảnh 4.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vitacap do công ty MEGA LIFESCIENCES Public Company Limited - Thailand sản xuất. Sản phẩm có thể tìm mua tại các nhà thuốc trên toàn quốc, hệ thống chuỗi nhà thuốc Pharmacity.... hoặc đặt hàng trực tuyến tại Tiki: https://bit.ly/38KoSUv. Xem thêm tại website: http://vitacap.com.vn/.

Nguồn tham khảo:

1: Bộ Y Tế - Cục Y Tế Dự Phòng: http://vncdc.gov.vn/vi/tin-tuc-su-kien/7545/so-mac-cum-nam-2019-o-muc-thap-va-chua-ghi-nhan-su-bat-thuong-ve-vi-rut-cum.

2: Bộ Y Tế: https://ncov.moh.gov.vn/.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM