Đó là sự việc đã xảy ra vào những năm 1970, tại ngôi làng ở Trấn Giang, thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Một lão nông tên là Lưu Thuận Phát, như thường lệ, ông một mình lấy lưới đi đánh cá từ trước khi bình minh.
Tuy nhiên do không hiểu biết, ông lão đã đem nó về làm lư hương. (Ảnh: Kknews)
Làm việc quần quật tới khi mặt trời ló rạng, Lưu Thuận Phát quyết định nghỉ ngơi một chút thì chợt phát hiện một vật thể lạ ở gần bờ. Vật này bị vùi trong bùn, một nửa thân của nó bị lộ ra ngoài. Vì tò mò, Lưu Thuận Phát đã đào vật thể đó lên. Hóa ra đó là một chiếc nồi đất, Lưu Thuận Phát đem về rửa sạch thì thấy trên thân nồi có rất nhiều hoa văn.
Nhìn thấy vẻ kỳ lạ của cái nồi đất, ông ta quyết định mang nó về nhà. Lưu Thuận Phát đã dùng nó như một lư thắp hương. Cho tới 3 năm sau, một người bạn đến nhà của ông chơi và vô tình nhìn thấy chiếc lư hương này. Người này đã sốc và nói với ông ta rằng chiếc lư này là một di vật văn hóa quý giá cần được giao nộp cho quốc gia.
Một món đồ gốm thời Đường Tam Thái tương tự đã được các nhà khảo cổ tìm thấy. (Ảnh: Kknews)
Lưu Thuận Phát không hề muốn giao chiếc lư hương này ra nên nhất định không đồng ý. Sau đó, người bạn đã báo cáo việc này cho Cục Di tích Văn hóa địa phương. Các chuyên gia lập tức đến nhà của Lưu Thuận Phát sau khi nhận được tin báo và bắt tay vào nghiên cứu chiếc lư hương.
Họ kết luận rằng, chiếc lư hương này vốn là một bình gốm từ thời nhà Đường. Nó là một chiếc bình gốm 3 chân có tên gọi Đường Tam Thái, có lịch sử hàng nghìn năm. Trên thực tế, ba chân đế của bình là chân của một loài thú. Ngoài ra, màu sắc của bình gốm được phối từ 3 màu khắc nhau là xanh lá cây nhạt, trắng và đất son.
Trên thân của bình gốm còn chạm trổ 4 con sư tử đực đang há miệng, mặt mày dữ tợn. Chiếc bình 3 chân này được các nhà khảo cổ nhận định là bảo vật được bảo quản tốt nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Các chuyên gia cho rằng, sự xuất hiện của món đồ cổ này có liên quan tới cuộc khởi nghĩa của Hoàng Sào. (Ảnh: Kknews)
Họ cũng cho rằng, sự xuất hiện của món đồ cổ này ở cá có thể liên quan đến cuộc khởi nghĩa của Hoàng Sào vào cuối thời Đường. Để bổ sung cho quân khố của mình, quân của Hoàng Sào đã tự ý phá hủy lăng tẩm của hoàng tộc nhà Đường và lấy đi các bảo vật quý giá. Bình gốm 3 chân Đường Tam Thái này là đồ được lấy từ đó.
Các chuyên gia đã nói với Lưu Thuận Phát rằng chiếc bình này là bảo vật quốc gia với giá trị lên tới hàng trăm triệu NDT. Nghe xong những thông tin chuyên gia nói, Lưu Thuận Phát vô cùng sửng sốt, ông không ngờ cái lư hương mình nhặt được lại quý giá đến vậy. Cuối cùng, Lưu Thuận Phát đã quyết định giao nộp lại cái bình cho quốc gia.
Tham khảo: Sohu