Bạn có biết rằng ruột của bạn đang tương tác với vi khuẩn mỗi ngày để làm nhiều việc hơn là giúp bạn tiêu hóa thức ăn? Một số lượng lớn vi khuẩn xâm chiếm đường tiêu hóa bao gồm miệng, dạ dày và ruột. Trong đó, chủ yếu chứa trong ruột, vi khuẩn cung cấp một kho công cụ để ruột tương tác. Tùy thuộc vào loại vi khuẩn có sẵn, một số vi khuẩn có thể đóng vai trò chống lại mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể, giúp tiêu giảm mỡ và tạo nạc; trong khi các loài khác có thể là vũ khí hoàn hảo để làm bạn béo lên và nhiễm bệnh.
Bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người hiểu hơn về một số loại vi khuẩn có trong đường ruột và các tác nhân khiến chúng ta dù ăn kiêng vẫn không thể giảm cân thành công.
Nữ bác sĩ giảm 15kg và 4 năm không bị tăng lại
Nữ bác sĩ người Nhật Bản Kazuko Hibino đã chống chọi với căn bệnh béo phì từ khi còn nhỏ, nhất là khi 36 tuổi, cô đã tăng tới 17kg. Để giảm cân, cô đã thử 39 loại phương pháp, trong đó có ăn theo chế độ ketogenic. Cách thức này giúp Kazuko Hibino giảm được 14kg nhưng lại gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất hiện các cơn đột quỵ nhỏ.
Bác sĩ Kazuko Hibino chỉ ra rằng, chế độ ăn ketogenic là chế độ thiên về chất béo. Tức là sẽ giúp tiêu hao nhiều mỡ trong cơ thể, lượng đường trong máu được hạn chế ở trạng thái thấp nhất nhưng lại gây mất cân bằng nội tiết tố và gây rối loạn thần kinh tự chủ. Ngoài ra, lượng estrogen mất đi nhiều cũng sẽ khiến bạn già đi trông thấy. Vì vậy, phụ nữ chưa bước vào thời kỳ mãn kinh không thích hợp với phương pháp giảm cân này.
Nữ bác sĩ người Nhật Sakako Hibino từng bị đột quỵ sau một thời gian ăn keto
Kazuko Hibino cũng thừa nhận rằng cô thường xuyên "mất trí" sau khi giảm cân. Dù có hiểu biết về y học nhưng do ám ảnh cân nặng nên cô cũng liều mình thử những biện pháp gây hại cho cơ thể như giảm cân bằng một loại thực phẩm, đổ mồ hôi bằng màng bọc thực phẩm…
Cuối cùng thì cân nặng vẫn tăng trở lại. Cuối cùng, cô vẫn quyết định quay lại tìm hiểu lý thuyết và điều chỉnh lại vóc dáng bằng cách ổn định nội tiết tố, kiểm soát vi khuẩn đường ruột.
Kazuko Hibino cho biết, trong thời gian giảm cân, ngoài việc duy trì tốt hệ thần kinh tự chủ, ổn định nội tiết thông qua 5 bữa ăn mỗi ngày và 15 phút tập các bài tập giãn cơ, cô còn giảm bớt gia vị. Đặc biệt, cô ăn sữa chua nóng trước khi đi ngủ để điều chỉnh loại và tỷ lệ vi khuẩn đường ruột.
Kết quả hơn cả mong đợi, cô đã giảm thành công 15kg và trong suốt 4 năm qua cân nặng không hề bị tăng lại. Chấm dứt hoàn toàn cơn ''ác mộng béo'' phì trong 40 năm.
Vi khuẩn tạo nạc và vi khuẩn gây béo phì
Có hơn 100 nghìn tỷ vi khuẩn sống và tồn tại trong cơ thể con người. Hầu hết các vi khuẩn này bao phủ trong đường tiêu hóa. Trong đó, chiếm 98% hệ vi sinh vật đường ruột là vi khuẩn Firmicutes và Bacteroidetes. Đây là hai loại vi khuẩn bảo vệ đường ruột đang nhận được sự chú ý lớn từ các nhà khoa học bởi mối quan hệ của chúng với cân nặng.
Cụ thể, các nhà khoa học Trường ĐH Washington (Mỹ) đã phát hiện ở người và chuột bị béo phì, tỷ lệ vi khuẩn có tên Bacteroidetes khá thấp trong khi tỷ lệ vi khuẩn Firmicutes lại cao hơn.
Nghiên cứu trên nhiều trường hợp cụ thể, họ phát hiện khi vi khuẩn Bacteroidetes tăng thì cân nặng của những người này giảm xuống. Vi khuẩn béo sẽ làm cho ruột phân hủy và hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng không cần thiết hơn, dẫn đến béo phì. Ngược lại, vi khuẩn nạc sẽ ngăn chặn các axit béo tự do xâm nhập vào tế bào mỡ và đưa chúng đến các tế bào cơ để cho cơ tiêu thụ, do đó có thể tránh được bệnh béo phì.
Khi vi khuẩn Bacteroidetes càng cao thì lượng mỡ càng giảm xuống
Đáng nói, vi khuẩn axit lactic trong sữa chua chứa vi khuẩn tạo nạc và các chất dinh dưỡng cần thiết cho vi khuẩn tạo nạc. Nhưng hoạt động của vi khuẩn tạo nạc rất thấp trong điều kiện lạnh nói chung, vì vậy ăn sữa chua lạnh sẽ làm giảm số lượng vi khuẩn nạc, khiến khả năng giảm cân giảm hiệu quả. Tuy nhiên khi hâm sữa chua đến 38°C, tương ứng với nhiệt độ của ruột, lúc này hoạt động của vi khuẩn tạo nạc là cao nhất, nó sẽ sinh sôi nảy nở trước khi ăn, đồng thời có tác dụng ức chế sự tích tụ mỡ ngay sau khi ăn.
Bác sĩ Sakako Hibino cũng khuyến cáo mọi người nên ăn sữa chua ấm khoảng 2 tiếng trước khi đi ngủ vì lúc này chức năng đường ruột đã bắt đầu suy giảm, vi khuẩn tạo nạc có thể chia sẻ khối lượng công việc của ruột
Cách làm: Cho 100 gam sữa chua bán sẵn vào hộp chịu nhiệt, không có nắp rồi hâm nóng trong lò vi sóng 500W trong 40 giây.
Men vi sinh giúp giảm mỡ bụng
Men vi sinh ảnh hưởng đến sự thèm ăn và sử dụng năng lượng. Người ta cho rằng một số loại men vi sinh có thể ức chế sự hấp thụ chất béo, làm tăng lượng chất béo được bài tiết qua phân.
Đặc biệt, trong một nghiên cứu, ăn sữa chua có Lactobacillus fermentum hoặc Lactobacillus amylovorus làm giảm 3 - 4% lượng mỡ trong cơ thể trong vòng 6 tuần.
Ăn sữa chua đúng cách, đúng thời điểm giúp giảm cân thành công
Một nghiên cứu khác cho thấy, những người uống men vi sinh Lactobacillus sakei trong 12 tuần đã giảm đáng kể mỡ cơ thể và vòng eo. Người béo bụng nặng, dùng Lactobacillus gasseri trong 12 tuần đã giảm cân, mỡ nội tạng, chỉ số khối cơ thể (BMI), kích thước vòng eo và vòng hông.
Điều này sẽ là tin vui cho những ai là dân văn phòng vừa bị béo bụng, tích mỡ trong cơ thể lại không có thời gian đi tập thể dục.
Một số lưu ý khi ăn sữa chua
- Nếu ăn sữa chua trước khi ngủ thì cần đánh răng kĩ càng, do sữa chua chứa nhiều axit sẽ dễ dàng gây sâu răng.
- Không ăn sữa chua khi đói vì sẽ kích thích đường ruột khiến cho dinh dưỡng chưa được hấp thụ đã bị đào thải ra ngoài.
- Nên ăn sữa chua sau khi dạ dày đã được no đầy, sẽ giúp hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
- Trước khi đi ngủ, dùng sữa chua là một cách để đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, giúp chống đầy bụng, khó tiêu gây cản trở giấc ngủ.
Nguồn: AP; Ettoday; Edh; Healthline