Những 'thế lực' có sức mạnh không thể bị khắc chế trên Đấu Trường Chân Lý

Amllort | 27-04-2020 - 23:21 PM

(Tổ Quốc) - Đối đầu với những cái tên này trên Đấu Trường Chân Lý là cực kỳ khó chịu vì chúng đơn thuần là không thể bị khắc chế.

Mặc dù hầu hết những đội hình trong Đấu Trường Chân Lý đều có ít nhất 1 cách khắc chế, tuy nhiên nếu chúng ta xé lẻ đội hình ra thành từng tộc một thì sẽ nhận ra có một số tộc có sức mạnh không thể bị khắc chế bởi bất cứ điều gì cả. Đối đầu với những tộc đó thì tốt nhất bạn nên sở hữu sức mạnh áp đảo hoàn toàn từ mọi mặt thay vì khắc chế một thứ đơn lẻ nào đó.

Sau đây là danh sách những tộc có sức mạnh không thể bị thay đổi bởi kẻ địch:

Hư Không

Những thế lực có sức mạnh không thể bị khắc chế trên Đấu Trường Chân Lý - Ảnh 1.

1 cú Rạn Nứt sát thương chuẩn của Cho’Gath 3 sao có thể quét sạch toàn bộ bàn cờ địch

Chỉ gồm 3 vị tướng là Kha’Zix, Cho’Gath và Vel’Koz, thế nhưng tộc Hư Không vẫn luôn có chỗ đứng trong meta nhờ vào lượng sát thương khổng lồ của mình. Bởi khác với sát thương vật lý hay sát thương phép đều có thể khắc chế được phần nào, sát thương chuẩn của Hư Không là thứ đánh thẳng vào máu của bất kỳ vị tướng địch nào trên bàn cờ. Vậy nên trong Đấu Trường Chân Lý, bạn không thể khắc chế nguồn sát thương chuẩn đó mà chỉ có thể tiêu diệt hoặc kéo dài thời gian dùng kỹ năng của tướng Hư Không.

Ma Tặc

Những thế lực có sức mạnh không thể bị khắc chế trên Đấu Trường Chân Lý - Ảnh 2.

Là một trong những tộc được sử dụng nhiều nhất ở bậc rank cao, sức mạnh của Ma Tặc là thứ đối thủ không tài nào khắc chế được. Vì có bao nhiêu năng lượng đi chăng nữa, chỉ cần bị đánh thường 1 hit là đối thủ sẽ tăng 40% tiêu hao năng lượng cho kỹ năng tiếp theo. Thậm chí ngay cả khi bị giảm sức mạnh từ kích hoạt 4 xuống 2 Ma Tặc thì tộc này vẫn xưng bá tại rất nhiều máy chủ. Lý do là nhiều tướng của Ma Tặc có thể kết hợp với đủ mọi đội hình hot trong meta từ Kassadin (Vũ Trụ), Irelia (Kiếm Khách) cho tới Thresh (Thời Không).

Không Tặc

Những thế lực có sức mạnh không thể bị khắc chế trên Đấu Trường Chân Lý - Ảnh 3.

Là một trong những đội hình có phong cách chơi "liều ăn nhiều" nhất Đấu Trường Chân Lý, bởi Không Tặc không hề tăng sức mạnh trong giao tranh mà chỉ (có cơ hội) tăng sức mạnh sau mỗi vòng đấu. Tuy nhiên thì Không Tặc cũng được xét vào là tộc có sức mạnh không thể bị khắc chế bởi đối thủ, tại vì dù đối thủ muốn hay không, mỗi khi tướng Không Tặc hạ gục 1 kẻ địch sẽ có 50% rơi ra 1 vàng và 20% rơi ra một mảnh trang bị (ở kích hoạt 4 Không Tặc).

Hắc Tinh

Những thế lực có sức mạnh không thể bị khắc chế trên Đấu Trường Chân Lý - Ảnh 4.

Sở hữu đội hình toàn những carry khủng của Đấu Trường Chân Lý, tộc Hắc Tinh còn sở hữu nội tại tộc cực đáng ghen tị vì nó không thể bị khắc chế bởi bất cứ thứ gì trên bàn cờ. Lý do là trong ĐTCL, có trang bị chặn sát thương phép, chặn sát thương chí mạng nhưng không hề có thứ gì chặn sát thương đơn thuần của Jhin, tới cả trăm giáp cũng có thể bị Cung Xanh xuyên thủng.

Cụ thể hơn, khi 1 tướng Hắc Tinh bị hạ gục những tướng khác sẽ được tăng thêm 25/30/35 (tùy vào số lượng kích hoạt) sát thương vật lý và % sức mạnh kỹ năng. Đó là những chỉ số cực kỳ mạnh mẽ mà đối thủ có muốn cũng không thể ngăn chặn được.

Mẫu Hạm

Những thế lực có sức mạnh không thể bị khắc chế trên Đấu Trường Chân Lý - Ảnh 5.

Với nội tại miễn nhiếm đủ loại khống chế cứng đáng sợ như của Lulu, Cho’Gath, Ngộ Không,... thì Aurelion Sol có thể tự do bay lượn khắp bàn cờ để xả sát thương. Thậm chí tới cả kỹ năng đặc thù như Đột Phá Thời Gian của Ekko cũng không thể ngăn cản Aurelion Sol tăng tiến năng lượng và spam skill liên tục. Bởi vậy nên Nổi Loạn vẫn là một đội hình cực kỳ tiềm năng xuyên suốt những biến động của meta gần đây.

Còn các nội tại tộc hệ khác, các bạn có thể khắc chế chúng bằng những thứ như Bom Khói Graves khắc chế Kiếm Khách Xạ Thủ, Áo Choàng Tĩnh Lặng khắc chế Pháp Sư, Áo Choàng Thủy Ngân khắc chế hiệu ứng,... Mặc dù sự kết hợp của các tộc trong một đội hình là "thiên biến vạn hóa", tuy nhiên nguồn sức mạnh của những tộc bên trên là không thể lay chuyển.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM