Những địa danh bất lợi nhất cho sự tồn tại của con người nhưng vẫn có người sinh sống (Phần 2)

PnM | 22-08-2021 - 09:49 AM

(Tổ Quốc) - Năm 1930, 1000 người đã chết trong bán kính 8 dặm vì một vụ phun trào dung nham ở thành phố này.

Muli

Những địa danh bất lợi nhất cho sự tồn tại của con người nhưng vẫn có người sinh sống (Phần 2) - Ảnh 1.

Muli là một thị trấn nhỏ nằm ở quần đảo Faroe (nửa giữa Iceland và Na Uy) với tổng dân số là 4 người. Quần đảo Faroe được biết đến với thời tiết không thể đoán trước: mưa lớn, sương mù, tuyết rơi và bão có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Cảnh quan xung quanh Muli thật buồn tẻ với thảm thực vật ít ỏi.

Những địa danh bất lợi nhất cho sự tồn tại của con người nhưng vẫn có người sinh sống (Phần 2) - Ảnh 2.

Trước kia, nhu yếu phẩm từ các thành phố lớn được vận chuyển tới đây bằng máy bay trực thăng hoặc tàu. Đến năm 1989, người ta đã xây dựng một con đường để kết nối Muli với Nordepil. 

Những địa danh bất lợi nhất cho sự tồn tại của con người nhưng vẫn có người sinh sống (Phần 2) - Ảnh 3.

Vào mùa hè, ở Muli có ánh sáng 24 giờ/ngày trong khi phần lớn thời gian mùa đông bị chìm trong bóng tối khiến cho cuộc sống của cư dân Muli gặp rất nhiều khó khăn. Mãi đến năm 1970 khu vực này mới được kéo điện lưới nhưng thời điểm đó hầu hết mọi người đã rời khỏi đây – ngoại trừ bốn cư dân vẫn còn bám trụ trong thành phố bỏ hoang.

Verkhoyansk, Nga

Những địa danh bất lợi nhất cho sự tồn tại của con người nhưng vẫn có người sinh sống (Phần 2) - Ảnh 4.

Được mệnh danh là thành phố lạnh nhất thế giới, Verkhoyansk của nước Nga hiện có khoảng 1.500 dân. Ngày xưa khu vực này từng được sử dụng làm nơi lưu đày các tù nhân. Nguồn nước chính của thành phố đến từ sông Yana bị đóng băng hầu như vào tất cả các tháng trong năm. Thời gian có ánh nắng là từ tháng 9 đến tháng 3 với trung bình 5 giờ nắng mỗi ngày.

Những địa danh bất lợi nhất cho sự tồn tại của con người nhưng vẫn có người sinh sống (Phần 2) - Ảnh 5.

Ngoài nghề chăn nuôi tuần lộc, thành phố còn có một ngành công nghiệp địa phương quy mô nhỏ, sân bay và cảng sông. Nhờ vậy mà cư dân ở đây nhận được mọi thứ họ cần để tồn tại trong điều kiện gần như không thể sinh sống.

Maldives

Những địa danh bất lợi nhất cho sự tồn tại của con người nhưng vẫn có người sinh sống (Phần 2) - Ảnh 6.

Maldives là tập hợp các hòn đảo nhiệt đới nằm cách Ấn Độ khoảng 400 km về phía Tây Nam. Đây là nơi sinh sống của khoảng 328.500 người và đón tới 500.000 khách du lịch mỗi năm. Với những bãi biển sang trọng, các khu nghỉ dưỡng hẻo lánh, ngành công nghiệp đánh cá, các điểm lặn biển nổi tiếng và thời tiết mùa hè nhiệt đới, Maldives được biết đến như một điểm đến cho tuần trăng mật chứ không phải là một nơi khó sống.

Những địa danh bất lợi nhất cho sự tồn tại của con người nhưng vẫn có người sinh sống (Phần 2) - Ảnh 7.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng không còn nhiều thời gian cho Maldives. Do hậu quả của hoạt động khai thác san hô và lũ lụt sau những trận sóng thần - vốn phổ biến ở khu vực này - nên các hòn đảo đang bị phá hủy.

Những địa danh bất lợi nhất cho sự tồn tại của con người nhưng vẫn có người sinh sống (Phần 2) - Ảnh 8.

Năm 2004, một trận sóng thần xuất hiện khi thủy triều xuống đã khiến mười phần trăm các hòn đảo trở nên không thể ở được nữa, và một phần ba dân số bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Năm 2008, Tổng thống Nasheed lên nắm quyền tại Cộng hòa Maldives và khởi xướng quỹ sơ tán khẩn cấp để trong trường hợp lũ lụt nghiêm trọng thì tất cả cư dân có thể được sơ tán đến Ấn Độ hoặc Sri Lanka gần đó. Điều đó chứng tỏ rằng những hòn đảo xinh đẹp này rất dễ bị tổn thương.

Những địa danh bất lợi nhất cho sự tồn tại của con người nhưng vẫn có người sinh sống (Phần 2) - Ảnh 9.

Java, Indonesia

Những địa danh bất lợi nhất cho sự tồn tại của con người nhưng vẫn có người sinh sống (Phần 2) - Ảnh 10.

Java là một hòn đảo với hơn 120 triệu dân và 22 ngọn núi lửa đang hoạt động. Merapi là một trong những ngọn núi lửa như vậy, và nó đã phun trào 60 lần trong một trăm năm qua, gần đây nhất là vào đầu tháng 8 này. 

Những địa danh bất lợi nhất cho sự tồn tại của con người nhưng vẫn có người sinh sống (Phần 2) - Ảnh 11.

Năm 1930, 1.000 người đã chết trong bán kính 8 dặm vì một vụ phun trào dung nham. Ngày nay, có khoảng 200.000 cư dân sống trong vòng bán kính bốn dặm quanh Núi Merapi. Nếu một vụ phun trào quy mô lớn xảy ra thì hậu quả sẽ rất thảm khốc.

Quận Minqin, Trung Quốc

Những địa danh bất lợi nhất cho sự tồn tại của con người nhưng vẫn có người sinh sống (Phần 2) - Ảnh 12.

Quận Minqin là một thành phố không-may-mắn cho cư dân sinh sống. Vào năm 1999, có khoảng 281.800 người ở đây, và ngày nay thì dân số được cho là đã tăng lên hơn hai triệu người. Điều này dẫn đến sự cạn kiệt nhánh chính của sông Shiyang.

Những địa danh bất lợi nhất cho sự tồn tại của con người nhưng vẫn có người sinh sống (Phần 2) - Ảnh 13.

Thành phố nằm giữa hai sa mạc Tenger và Badain-Jaran với tốc độ sa mạc hóa lên tới 10m mỗi năm nên chính quyền nơi đây đã di dời nông dân đến các khu vực khác. Trong tương lai không xa, có lẽ Minqin sẽ bị hủy diệt hoàn toàn.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM