Đã 106 năm trôi qua kể từ khi vị Hoàng đế Phổ Nghi - vị hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc tuyên bố thoái vị. Trong thời gian trăm năm này, rất nhiều người và những bằng chứng liên quan đến triều đại nhà Thanh đã biến mất, chỉ còn lại những dòng sử khô khan trên giấy.
Những năm 1990, một cụ bà có tên là Zhang Juan ở Hà Bắc đã làm "sống dậy" lịch sử nhà Thanh. Thời điểm bước sang đầu những năm 90, vì kinh tế gia đình vô cùng khó khăn chồng và con trai bà định bán chiếc vòng ngọc trai mà bà thường đeo trên tay.
Ban đầu, bà nhất quyết từ chối vì nó là đồ vật mà chủ nhân cũ của bà tặng, nhưng khi thấy cảnh gia đình khó khăn vì kinh tế eo hẹp bà không đành lòng nên đã miễn cưỡng bán đi chiếc vòng yêu quý.
Ảnh minh họa (Nguồn: NetEase)
Sau khi được mẹ cho phép, con trai của Zhang Juan đến chợ đồ cổ bán vòng ngọc trai quý của mẹ. Ngay sau đó, tin tức về một chuỗi vòng cổ bằng ngọc trai sắp được bán đã lan truyền khắp khu vực bán đồ cổ của Lang Phường, Hà Bắc, Trung Quốc.
Sở dĩ chiếc vòng trở nên nổi tiếng vì trên chiếc vòng ngọc trai có 5 chữ "Nội vụ phủ sắc tạo" (Được chế tạo dưới sự giám sát của Bộ Nội vụ), là bằng chứng rõ ràng nhất chứng minh đây chính là bảo vật của cung điện nhà Thanh.
Tin tức được lan truyền cũng đã khơi dậy sự quan tâm của các chuyên gia có liên quan từ bộ phận di tích văn hóa địa phương. Ngay khi nhận được thông tin, các chuyên gia đã tìm đến gia đình bà Zhang Juan.
Do bà Zhang xuất thân từ gia đình thuần nông nên sở hữu một chiếc vòng ngọc trai có dòng chữ như vậy là một điều khiến chuyên gia vô cùng bất ngờ, họ chỉ mới biết được bà làm hầu gái cho một gia đình khi còn trẻ, vì thế ngay khi đến nơi họ đã đặt câu hỏi: "Chủ nhân của bà thật ra là ai?"
"Tôi là hầu gái của Hoàng hậu Uyển Dung"
Câu trả lời của người phụ nữ này đã khiến các chuyên gia vừa ngạc nhiên vừa vui sướng. Thì ra năm 1926, khi vừa tròn 15 tuổi, bà Zhang được tuyển vào làm hầu gái trong một biệt thự có tên Tĩnh Viên ở Thiên Tân.
Biệt thự Tĩnh Viên ở Thiên Tân (Nguồn: Kknews)
Ban đầu, thông tin về người chủ mà bà phục vụ được giữ kín. Sau một thời gian làm việc, bà mới được biết chủ nhân của bà chính là Phổ Nghi (1906-19670) - vị hoàng đế cuối cùng của triều đại nhà Thanh, cùng hai người vợ của ông, là Hoàng hậu Uyển Dung (1906-1946) và Thục phi Văn Tú (1909-1953).
Gia đình ba người của hoàng đế đến Thiên Tân vào năm 1925 dưới sự tác động của người Nhật. Ban đầu sống tại Trương Viên (Hà Nam, Trung Quốc) và sau đó chuyển đến Tĩnh Viên (Cam Túc, Trung Quốc) vào năm 1926.
Zhang Juan là một trong những hầu gái đầu tiên được tuyển dụng sau khi gia đình Phổ Nghi chuyển đến Tĩnh Viên. Bà làm việc tại đây cho đến khi Phổ Nghi và Uyển Dung rời Thiên Tân vào năm 1931.
Hoàng đế Phổ Nghi và Hoàng hậu Uyển Dung trong thời gian ở Thiên Tân (Nguồn: NetEase)
Mỗi khi nhớ về người chủ của mình, bà luôn dành cho Hoàng hậu Uyển Dung những lời từ tận đáy lòng: "Hoàng hậu là một người rất tốt bụng, không bạc đãi người hầu của mình, bà đã mang về rất nhiều đồ ăn ngon và chia cho chúng tôi."
Trước khi hoàng hậu rời Thiên Tân, bà Zhang đã được thưởng một chiếc vòng ngọc trai như một vật kỷ niệm cho việc phục vụ hoàng hậu trong nhiều năm. Rời khỏi Tĩnh Viên, Zhang Juan sống cuộc sống lưu lạc khắp nếm mùi đau khổ của thế gian. Sau khi thành lập Tân Trung Hoa, bà theo chồng đến định cư tại Lang Phường, Hà Bắc.
Hoàng hậu Uyển Dung (Nguồn: Baike.baidu)
Trong những năm cuối đời, Zhang Juan rất nhớ khoảng thời gian phục vụ Hoàng hậu Uyển Dung. Bà có thể mô tả chi tiết về ngoại hình, tính cách của hoàng hậu và điều mà Zhang Juan trân trọng nhất chính là chiếc vòng ngọc trai mà hoàng hậu tặng cho bà.
Sở di tích văn hóa địa phương đã thuyết phục bà Zhang Juan tặng chuỗi vòng cổ bằng ngọc trai cho cơ quan có thẩm quyền nhưng thật đáng tiếc chiếc vòng cổ đã được con trai của bà bán đi trước khi các chuyên gia tìm đến. Đến nay tung tích của cổ vật vẫn chưa được tìm thấy.
Bài viết tham khảo từ NetEase
#KIỂM ĐỊNH BẢO VẬT