Một người đi rừng đã phát hiện ra một 'thân cây dài' đang nằm bên dưới con suối tại hòn đảo Kalimantan (đảo lớn thứ ba thế giới và lớn nhất tại châu Á) thuộc chủ quyền của Indonesia. Thế nhưng, khi nhìn kỹ lại thì không phải vậy!
'Thân cây' tưởng chừng bất động này lại là một sinh vật sống dài tới 5 mét, có tên khoa học Python reticulatus hay còn gọi là trăn vua, trăn gấm, trăn mắt lưới châu Á. Đây là loài trăn lớn sống ở vùng Đông Nam Á.
Trăn mắt lưới châu Á. Ảnh: Thành Luân
Trăn vua là một trong những loài trăn dài nhất thế giới với chiều dài cơ thể trung bình khoảng 7 mét. Con trăn vua dài nhất từng bị bắt có chiề dài gần 10 mét, bị bắt vào năm 1912 (theo Mark O'Shea (2007): Boas and Pythons of the World).
Xem video:
Người đi rừng phát hiện sinh vật dài 5 mét đang nằm dưới suối
Trăn vua không có nọc độc như đa số các loài trăn khác nên chúng thường giết con mồi bằng cách quấn siết. Tuy sức mạnh của loài trăn này đủ để giết chết một người khỏe mạnh nhưng rất hiếm khi xảy ra những trường hợp trăn vua tấn công con người.
Trăn vua bơi lội rất giỏi, có thể bơi đến những hòn đảo nhỏ nằm gần bờ. Trên lưng trăn vua có các họa tiết hình thoi như mắt lưới với bốn màu sắc chủ đạo là vàng, nâu, đen và màu thổ hoàng (vàng nhạt hơi pha nâu).
Màu sắc của chúng phụ thuộc vào môi trường sống; những con trăn sống ở các vườn thú thường có màu sắc sặc sỡ, sáng màu trong khi những con trăn hoang dã sống trong các khu rừng rậm âm u, trên mặt đất có nhiều lá rụng thi tối màu hơn.