Anh Lưu, người đàn ông 46 tuổi đến từ Trung Quốc là giám đốc tiếp thị của 1 công ty bất động sản. Anh thường xuyên phải đối mặt với công việc áp lực và thói quen sinh hoạt thiếu khoa học. Vì thường xuyên thức khuya, hút thuốc lá, sử dụng rượu bia… nên anh Lưu rất lo lắng cho sức khỏe của mình.
Vì vậy 5 năm trước, anh quyết định sẽ tự bảo vệ bản thân tránh khỏi các căn bệnh bằng cách vận động chăm chỉ. Người đàn ông này dành thời gian buổi tối để chạy bộ, trung bình mỗi ngày đều chạy khoảng 5km. Thời gian đầu, anh Lưu cảm thấy chán nản vì việc này tốn thời gian trong khi anh rất bận rộn. Thế nhưng vì lời động viên của gia đình, người đàn ông U50 cố gắng duy trì thói quen chạy bộ mỗi tối.
Sau 5 năm duy trì thói quen này, cơ thể anh Lưu có nhiều sự thay đổi đáng kinh ngạc. Đầu tiên, anh Lưu cảm thấy cơ thể mình săn chắc và nhẹ nhàng hơn. Anh không còn tự ti vì béo bụng mà các cơ dần trở nên săn chắc, lộ rõ sự rắn rỏi, khỏe khoắn. Không chỉ vậy, khi đi khám định kỳ, chỉ số về đường huyết, huyết áp, tim mạch… của anh Lưu đều ổn định. Anh cũng cảm thấy tâm trạng được cải thiện, có những giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Hiện tại, việc chạy bộ mỗi tối đã trở thành hoạt động không thể thiếu của anh Lưu. Nhờ 1 thói quen này, sức khỏe của anh được cải thiện rõ rệt, theo chiều hướng tích cực.
Theo nhiều nghiên cứu, chạy bộ có tác động tích cực đối với sức khỏe con người. Không chỉ đẩy lùi nhiều bệnh nguy hiểm như tim mạch, đột quỵ, tiểu đường, ung thư… mà còn tăng cường sức khỏe, đảm bảo thể lực tốt, cải thiện sức khỏe cơ bắp, tinh thần… Nhìn chung, chạy bộ còn có mối liên hệ mạnh mẽ với sống thọ vì giúp cơ thể khỏe khoắn, nhiều năng lượng tích cực hơn. Muốn sống thọ, con người cần duy trì 1 lối sống tích cực, từ việc ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi điều độ đến tập luyện thể dục thể thao thường xuyên. Trong đó, chạy bộ được coi là phương pháp luyện tập nâng cao sức khỏe, giúp con người có thể tăng khả năng sống thọ.
Tuy nhiên, khi chạy bộ, chúng ta cần lưu ý 1 số điều quan trọng để đạt được hiệu quả cao nhất.
- Cường độ, tần suất vừa phải: Chạy bộ bao lâu cần phù hợp với thể lực của mỗi người. Chúng ta không nên chạy bộ quá sức dẫn đến nhiều hệ lụy không đáng có về sức khỏe. Đặc biệt, khi cảm thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường như đau tức ngực, chóng mặt đột ngột… chúng ta cần dừng lại và kiểm tra sức khỏe.
- Đường chạy không quá cứng: Khi chạy bộ, chúng ta nên tìm 1 đường chạy không quá cứng để tránh chấn thương chân. Gãy xương, đau nhức chân… là những tình trạng có thể xảy ra nếu bạn không để ý tới đường chạy.
- Trang phục hợp lý: Khi vận động, bạn nên đảm bảo rằng cơ thể mình ở trạng thái thoải mái nhất. Chúng ta nên mặc những bộ trang phục rộng rãi, thoải mái, nhẹ nhàng và chọn đôi giày vừa vặn, không quá chật để tránh đau chân.
– Bổ sung đủ nước: Nhiều người quan niệm rằng không nên uống nước khi chạy vì bị “sốc hông”. Tuy nhiên, chúng ta cần bổ sung nước đầy đủ trước và sau khi chạy bộ. Chúng ta không nên để cơ thể bị thiếu nước trầm trọng mới bù nước vì lúc này cơ thể đã đuối sức, ảnh hưởng tới quá trình và hiệu quả chạy.
Theo Toutiao