Ngón chân 3.000 năm tuổi ở Ai Cập tiết lộ bí mật 'phẫu thuật' thời cổ đại: Kết quả bất ngờ

Khánh Linh | 03-05-2022 - 14:57 PM

(Tổ Quốc) - Ngón chân kỳ lạ này có gì đặc biệt?

Hóa ra việc dùng các bộ phận nhân tạo không phải là một hiện tượng ở thời hiện đại. Thực tế, việc tạo ra các thiết bị thay thế những bộ phận khiếm khuyết của cơ thể đã tồn tại hàng nghìn năm trước. Theo Tiến sĩ Jaqueline Finch, Đại học Manchester, phiên bản cổ nhất của phát minh này bắt nguồn từ 3.000 năm về trước, thời Ai Cập cổ đại.

Phát hiện bộ phận nhân tạo cổ nhất tại Ai Cập

Năm 2.000, nhà nghiên cứu Andreas Nerlich và đồng nghiệp từ Đại học Ludwig-Maximilians (Đức) khám phá ra một ngón chân giả lớn làm từ gỗ và da tại nghĩa địa Theban. Nó được gắn vào bàn chân của một xác ướp 3.000 năm tuổi ở Ai Cập.

Các nhà nghiên cứu nhận định chủ nhân của ngón chân giả này tên là Tabaketenmut – một người phụ nữ thượng lưu sống ở khoảng những năm 950 đến 710 TCN.

Thực chất, ngón chân của Tabaketenmut không phải là bộ phận giả đầu tiên được phát hiện ở Ai Cập. Trước đó, trong triển lãm ở Bảo tàng Anh, Luân Đôn cũng trưng bày ngón chân giả của Greville Chester ở Thebes. Ngón chân làm từ các tông, trộn với sợi lanh, keo động vật và vữa. Qua phân tích, ngón chân giả này đã tồn tại từ những năm 600 TCN.

Ngón chân 3.000 năm tuổi ở Ai Cập tiết lộ bí mật phẫu thuật thời cổ đại: Kết quả bất ngờ - Ảnh 1.

Ngón chân giả Greville Chester trưng bày tại Bảo tàng Anh.

Những bộ phận nhân tạo này có thực sự hữu dụng?

Ngón chân 3.000 năm tuổi ở Ai Cập tiết lộ bí mật phẫu thuật thời cổ đại: Kết quả bất ngờ - Ảnh 2.

Bàn tay giả bằng gỗ thời Ai Cập cổ đại.

Người Ai Cập cổ đại quan niệm rằng sự sống sau cái chết là một phiên bản hoàn hảo của cuộc sống hiện tại. Muốn người chết có được cuộc sống tốt đẹp sau khi chết, cơ thể họ phải luôn được vẹn toàn. Những người bảo quản xác chết thời đó sẽ sử dụng bất kì vật gì từ vữa, bùn, bơ hay sợi lanh để "lấp đầy" mọi khoảng trống cơ thể của người quá cố.

Ngoài ý nghĩa về tâm linh, các bộ phận nhân tạo này cũng có những công dụng hữu ích.

Nghiên cứu tại Trung tâm Phục hồi chức năng và nghiên cứu Hiệu suất con người thực hiện tại Phòng nghiên cứu dáng đi, Đại học Stanford, Mỹ, Tiến sĩ Finch đã sử dụng phương pháp thí nghiệm khảo cổ học. Họ tạo ra các bản sao của cổ vật và hai tình nguyện viên có khiếm khuyết cơ thể tương ứng. Mục đích là để chứng minh những ngón chân giả này thật sự có thể đi lại và được sử dụng khi chủ nhân của chúng còn sống.

Nghiên cứu này kết luận rằng những ngón chân giả thời Hy Lạp cổ đại khiến cho việc đi lại bằng sandal dễ dàng hơn bao giờ hết.

Các phát hiện khác về bộ phận nhân tạo thời cổ đại

Chân giả Capua tồn tại vào khoảng 300 TCN, hiện tại đang được trưng bày tại Bảo tàng Khoa học, Luân Đôn. Chân giả được phát hiện trong quan tài của một người phụ nữ La Mã giàu có tại thành phố Santa Maria di Capua Vetere.

Ngón chân 3.000 năm tuổi ở Ai Cập tiết lộ bí mật phẫu thuật thời cổ đại: Kết quả bất ngờ - Ảnh 4.

Hình ảnh mô phỏng chân giả Capua.

Ngoài ra, Tiến sĩ Finch cũng liệt kê các phát hiện khác trong một bài báo trên trang Lancet. Một bàn chân nhân tạo chôn cùng một người đàn ông từ thế kỷ 5 đến 7 ở Bonaduz, Switzerland. Ngoài ra, vào khoảng thế kỉ 7 đến 8 cũng phát hiện thêm chân nhân tạo làm từ gỗ và đồng trong một ngôi mộ ở Griesheim.

Cánh tay trái và bàn tay giả của hiệp sĩ Đức Götz von Berlichingen, người bị mất cánh tay trong trận Landshut năm 1503. Hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Khoa học ở Luân Đôn.

Ngón chân 3.000 năm tuổi ở Ai Cập tiết lộ bí mật phẫu thuật thời cổ đại: Kết quả bất ngờ - Ảnh 6.

Bàn tay giả của hiệp sĩ Đức Götz von Berlichingen

Việc sử dụng các bộ phận giả ngày nay

Sau 3.000 năm, các bộ phận giả vẫn tiếp tục được sử dụng rộng rãi. Các thiết bị ngày nay có phần nhẹ hơn và được làm từ nhựa, nhôm, hoặc vật liệu composite. Chúng cũng được đúc riêng theo nhu cầu từng bệnh nhân. Các bộ phận nhân tạo giờ đây đã giống thật hơn khi chúng được phủ lên một lớp silicone. Ngoài ra, sự ra đời của bộ vi xử lý, chip máy tính và robot giúp người khuyết tật có thể trở lại cuộc sống như bao người thường.

Ngón chân 3.000 năm tuổi ở Ai Cập tiết lộ bí mật phẫu thuật thời cổ đại: Kết quả bất ngờ - Ảnh 7.

Cánh tay giả robot.

Bài viết tham khảo nguồn: Ancientorigins

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM