Ngôi làng trên núi đã xảy ra 3 trận "động đất" trong một đêm, đoàn khảo cổ hốt hoảng: Nguy to rồi!

Kim Dung | 20-06-2021 - 18:28 PM

(Tổ Quốc) - Khi đoàn khảo cổ đến và đi vào sâu bên trong, họ đã trông thấy một cảnh tượng đau lòng.

Một đêm mùa đông, người dân ở làng Hongjiajie, nghe thấy ba tiếng động rung chuyển mặt đất từ phía tây bắc của thôn truyền đến, thoạt đầu họ tưởng là động đất. Nhận thấy có điều không ổn nên mọi người vội vã đi kiểm tra.

Tới điểm phát ra tiếng động, dân làng dùng đèn pin soi và thấy 3 miệng hố được đào rất sâu, có vẻ như có người đã sử dụng thuốc nổ để đào thì mới có thể gây ra sự rung chấn mạnh mẽ đến mức người dân tưởng là động đất. Mọi người nhận ra tình huống trước mắt có thể là bọn trộm mộ đã "ghé thăm" nơi này, nên đã lập tức báo cáo ban di tích văn hóa.

Khi đoàn khảo cổ đến nơi, họ đã bàng hoàng trước cảnh tượng trước mắt: "Nguy to rồi!" Nơi đây từng có một ngôi mộ cổ nhưng mộ đã bị bọn trộm phá hoại nghiêm trọng. Nhiều di tích văn hóa bị cướp sạch chỉ còn lại một chân đèn bằng đồng và những vật dụng nhỏ bé đơn sơ.

Ngôi làng trên núi đã xảy ra 3 trận động đất trong một đêm, đoàn khảo cổ hốt hoảng: Nguy to rồi! - Ảnh 1.

Toàn cảnh khu mộ của gia đình Hàn Đức Nhượng - tể tướng nhà Liêu. (Nguồn: Baijiahao.baidu)

Tuy nhiên, họ vẫn tiếp tục tiến hành các cuộc thăm dò sâu hơn. Họ bắt đầu khai quật khắp khu vực xung quanh, với sự nỗ lực không ngừng của mọi người, công việc khai quật đã dần cho thấy những tín hiệu tốt.

Đoàn khảo cổ đã khai quật được ba ngôi mộ cùng 2 văn bia ghi lại rõ ràng danh tính của chủ nhân. Kết luận chủ nhân của ngôi mộ là gia đình Hàn Đức Nhượng và người con nuôi Gia Luật Hoằng Lễ.

Tuy Gia Luật Hoằng Lễ và Hàn Đức Nhượng không phải nhân vật quá nổi tiếng nhưng soi xét lại sử sách, người ta nhận thấy chủ nhân lăng mộ cũng có thân thế vô cùng hiển hách.

Ngôi mộ có giá trị lịch sử như thế nào?

Theo các ghi chép lịch sử liên quan, Gia Luật Hoằng Lễ được Hàn Đức Nhượng ( 941 – 1011) - tể tướng nhà Liêu nhận làm con nuôi, trở thành người thừa kế của Hàn Đức Nhượng. Sau khi Gia Luật Hoằng lễ qua đời, ông được an táng tại nghĩa trang dòng họ Hàn.

Hàn Đức Nhượng vốn là một người Hán, vào cuối thời nhà Đường, ông nội của ông bị cướp bóc trở thành nô lệ trong nhà Liêu. Cha của ông cũng là một quan chức trong triều đại nhà Liêu.

Hàn Đức Nhượng chịu ảnh hưởng từ gia đình và ảnh hưởng từ cha mẹ từ khi còn nhỏ, trí tuệ vượt trội hơn người khác nên đã giành được sự tin tưởng của vua Liêu Cảnh Tông (vị hoàng đế thứ 5 của nhà Liêu).

Ngôi làng trên núi đã xảy ra 3 trận động đất trong một đêm, đoàn khảo cổ hốt hoảng: Nguy to rồi! - Ảnh 4.

Toàn bộ số văn vật khai quật được trong lăng mộ tể tướng nhà Liêu. (Nguồn: Baijiahao.baidu)

Trước khi Liêu Cảnh Tông băng hà đã truyền ngôi cho con trai Liêu Thánh Tông. Tuy nhiên Liêu Thánh Tông khi đó mới 12 tuổi nên Thái hậu đã lệnh cho Hàn Đức Nhượng gánh vác việc nước, tử đó ông trở thành người nắm quyền thực sự của nhà Liêu lúc bấy giờ.

Theo tài liệu được ghi chép và văn bia khai quật được cùng với văn bia có ghi niên đại rõ ràng, các chuyên gia cho rằng đây chính là nơi an táng của gia đình Hàn Đức Nhượng.

Một văn bia còn lại được khai quật gần đó ghi lại ngày chôn cất của ngôi mộ là "Thống Hòa năm thứ 29", tức là năm 1011, và chủ nhân của ngôi mộ là Hàn Đức nhượng - tể tướng của triều đại Liêu.

Ngôi làng trên núi đã xảy ra 3 trận động đất trong một đêm, đoàn khảo cổ hốt hoảng: Nguy to rồi! - Ảnh 6.

Văn bia có khắc dòng chữ "Văn Trung Vương" chứng tỏ đây là lăng mộ của Hàn Đức Nhượng. (Ảnh: Sohu)

Đây là một thu hoạch lớn đối với các nhà khảo cổ học, một số lượng lớn các di vật văn hóa đã được khai quật. Cuộc khai quật này đã cung cấp những thông tin quý giá cho các nhà khảo cổ học về lịch sử của nước Liêu.

Bài viết tham khảo từ Sohu


CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM