Nghệ thuật làm bản sao đồ ăn tại Nhật Bản: Chân thật đến từng chi tiết, thu lợi nhuận khổng lồ với giá bán không tưởng

Thanh Tâm | 10-11-2022 - 16:21 PM

(Tổ Quốc) - Tồn tại suốt hơn 100 năm, việc sử dụng mô hình đồ ăn giả như một cách quảng cáo gắn liền với mọi nhà hàng tại Nhật Bản.

Nếu đã quá quen với việc menu của nhà hàng không có hình minh họa hay món ăn được mang ra không giống với hình minh họa, trải nghiệm tại Nhật Bản sẽ cho bạn một cái nhìn hoàn toàn khác.

Tại Nhật Bản, việc các món ăn có hình dạng, cách bày trí hay thậm chí là kích thước giống hệt như món đồ bạn nhận được là không có gì quá xa la. Việc này áo dụng cả các nhà hàng sang trọng, đồ ăn đóng gói hay thậm chí là đồ ăn đường phố. Thậm chí, để mô tả chi tiết món ăn, họ còn sử dụng đến các mô hình đồ ăn được làm như thật, còn được gọi là "sampuru".

Nghệ thuật làm bản sao đồ ăn tại Nhật Bản: Chân thật đến từng chi tiết, thu lợi nhuận khổng lồ với giá bán không tưởng - Ảnh 1.

Nhà hàng trưng bày mô hình đồ ăn phía bên ngoài để thực khách dễ lựa chọn

Sampuru - Nét văn hóa độc đáo

Các mô hình sampuru bắt đầu xuất hiện ở Nhật Bản vào năm 1917 và có lịch sử tồn tại hơn 100 năm. Ban đầu chúng chỉ được sử dụng để trang trí trong nhà, giống như cây nhà nhân tạo thời đó. Khoảng vài năm sau, khi một nhà hàng ở Tokyo quyết định sử dụng những mô hình "ngon mắt" này để thu hút khách hàng, ý tưởng này mới bắt đầu len lỏi đến mọi quán ăn tại đây.

Nghệ thuật làm bản sao đồ ăn tại Nhật Bản: Chân thật đến từng chi tiết, là đế chế thu lợi nhuận khổng lồ với giá bán không tưởng  - Ảnh 1.

Sampuru có lịch sử lâu dài

Kể từ đó, hầu hết các nhà hàng, quầy thức ăn, siêu thị đều trưng bày sản phẩm giả để minh họa thức ăn trong thực đơn cho thực khách. Dần dà, đây trở thành một nét văn hóa ẩm thực truyền thống lâu đời ở Nhật Bản.

Theo đó, những mô hình này là bản sao hoàn hảo được làm bằng nhựa của những món ăn mà nhà hàng hay siêu thị đó bày bán. Những bản sao đồ ăn này giống với đồ ăn thật đến từng chi tiết, thậm chí nó còn có phần ngon mắt hơn cả đồ thật, thường được trưng bày để khách hàng tiềm năng có thể xem nhanh những gì có trong thực đơn của đầu bếp trước khi bước vào quán ăn. 

Giá bán không tưởng thu về lợi nhuận khổng lồ

Được biết, một trong những người tiên phong đầu tiên của ngành công nghiệp thực phẩm sao chép là doanh nhân Ryuzo Iwasaki, người bắt đầu bán các sản phẩm của mình ở thành phố Osaka vào năm 1932. 

Sau khi đạt được thành công ban đầu ở thành phố lớn, ông chuyển về quê nhà ở quận Gifu và thành lập công ty và gây dựng nó trở thành đế chế thực phẩm nhân tạo siêu thực và kiểm soát 80% thị trường này.

plastic-food-sculptures-3

Mỗi mô hình đều có giá cao gấp nhiều lần đồ ăn thật

Thực phẩm giả được trưng bày có nghĩa là kinh doanh nhiều hơn và điều đó vẫn đúng cho đến ngày nay. Việc sử dụng những mô hình này giúp khách hàng loại bỏ sự phỏng đoán và việc phải sử dụng trí tưởng tượng khi nhìn vào thực đơn. Thông thường, một nhà hàng có thể phải chi tới một triệu yên (khoảng 170 triệu đồng) cho các bản sao bằng nhựa này. Yếu tố khiến cho những mô hình có giá cao như vậy là do quá trình tạo ra nó đa phần là thủ công và các nhà sản xuất cũng cần đầu tư rất nhiều cho việc tạo ra các mô hình nói trên.

 Môn nghệ thuật yêu cầu cao

Việc làm thực phẩm bằng nhựa tại Nhật Bản được coi là một môn nghệ thuật. Quá trình này thường bắt đầu với việc các nhà hàng mang đồ ăn đến nhà máy để nghệ nhân chụp hại hình ảnh, vẽ phác thảo và tạo khuôn cho mô hình. 

Sau khi đổ khuôn thành công những món ăn, công việc của các nghệ nhân mới chính thức đến với công đoạn quan trọng nhất khi họ phải vẽ các chi tiết hoàn toàn bằng tay. Những nghệ nhân này sẽ kiểm tra từng chi tiết của thực phẩm thực tế và sử dụng bút vẽ loại sơn gốc dầu bôi vẽ lên phần nhựa. 

Nghệ thuật làm bản sao đồ ăn tại Nhật Bản: Chân thật đến từng chi tiết, thu lợi nhuận khổng lồ với giá bán không tưởng - Ảnh 4.

lifestyle-plastic-food-emel-pic-200822

Khâu quan trọng nhất trong việc tạo mô hình là vẽ chi tiết, sơn màu

Các bản sao mô phỏng lại mọi chi tiết của thực phẩm thực, từ màu nâu trên thịt xông khói và trứng, đến các vết nướng trên thịt gà, hoặc sự khác biệt giữa các miếng bít tết được nấu chín vừa hoặc chín tới,... Hầu hết tất cả các mô hình này đều được làm thủ công theo yêu cầu. Dù là cùng một loại đồ ăn, mỗi nhà hàng đều có cách bày trí và nguyên liệu khác nhau, do đó mô hình cũng phải không nhà hàng nào giống nhà hàng nào.

Tuy nhiều công ty khác cũng vận dụng mô hình sản xuất hàng loạt có giá cả phải chăng hơn. Dù vậy, người ta vẫn chuộng những tác phẩm được làm một cách thủ công mặc cho giá của những mô hình này có thể gấp 10 đến 20 lần so với giá của món ăn thật.

 Nguồn: Amusing Planet

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM