Tần Thủy Hoàng cai trị Trung Quốc trong một thời gian không dài nhưng những điều ông làm đã tạo nhiều tiếng vang và được truyền lại qua nhiều thời đại.
Vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc đã có công đã thống nhất 6 nước chư hầu đưa Trung Hoa về một mối; có công thống nhất hệ thống đo lường - tiền tệ; xây dựng hệ thống pháp luật chặt chẽ; thực hiện chế độc quân chủ; xây dựng một phần Vạn Lý Trường Thành và hệ thống kênh đào... Với những đóng góp đó, Tần Thủy Hoàng được xem là một hoàng đế đi trước thời đại.
Nhưng bấy nhiêu chưa phải là tất cả những kỳ tích ngạc nhiên của ông. Còn có một kỳ tích khác khiến chính người phương Tây phải ghen tị và nó to lớn không kém việc xây dựng Vạn Lý Trường Thành.
Vậy chính xác thì kỳ tích này là gì?
Câu trả lời có trong thời gian sau khi ông thống nhất 6 nước chư hầu.
Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất sáu tiểu quốc, để thuận tiện hơn trong việc kiểm soát đất nước, ngoài việc phá bỏ nguyên lai của sáu vương quốc, ông cho xây dựng hệ thống xa lộ khổng lồ, lấy trung tâm là kinh đô Hàm Dương.
Việc xây dựng bắt đầu vào năm 220 trước Công nguyên, kinh đô Hàm Dương khi đó giống như một vòng cung khổng lồ, các "tuyến đường cao tốc" tỏa về các hướng bắc, đông bắc, đông nam.
Chân dung Hoàng đế Tần Thủy Hoàng. Ảnh: Wikipedia
Theo các ghi chép lịch sử liên quan, loại hình giao thông này có yêu cầu nghiêm ngặt về thông số kỹ thuật, rộng khoảng 50 bước, thậm chí cây cối trồng hai bên đường cũng có khoảng cách là 30 bước.
Việc xây dựng các xa lộ của Tần Thủy Hoàng tập trung vào Hàm Dương và tỏa ra phía bắc, đông bắc, đông và đông nam có thể được gọi là việc xây dựng mạng lưới quốc lộ.
Tần Thủy Hoàng đã có thể nghĩ ra vấn đề một cách chi tiết như vậy vào hàng nghìn năm trước cho thấy trí tuệ và tầm nhìn thông thái của ông.
Theo thống kê, những con đường này dài tổng 6.800 km. Và chúng được xây trong hoàn cảnh thiếu những máy móc thiết bị hiện đại. Vậy mà các xa lộ này đã trải khắc các ngọn núi, trong điều kiện địa hình phức tạp và trắc trở hơn bây giờ rất nhiều.
Bởi thế, Tần Thủy Hoàng đã phải mất hơn 10 năm để xây dựng và cải tạo 6.800 km đường, song song với đó, ông vẫn không quên việc xây dựng và cải tổ Vạn Lý Trường Thành!
Điều khiến người ta kinh ngạc hơn tất cả là, khi nghiên cứu các xa lộ này, các nhà nghiên cứu đương thời đã rất ngạc nhiên khi thấy rằng nhiều tuyến đường chung của Tần vương đều song song với đường cao tốc hiện nay.
Hàng nghìn năm trước, sức lao động của con người đã đạt được bước này, thật sự là không thể tin nổi!
Phương Tây ghen tị?
Về việc xây dựng mạng lưới đường bộ sớm nhất trong lịch sử, phương Tây luôn nói rằng họ là chủ nhân của mạng lưới đường bộ sớm nhất trên thế giới. Họ cho rằng:
Năm 150 Sau Công nguyên, hệ thống đường bộ do Đế chế La Mã xây dựng, kéo dài từ Trường thành Antonine (ở Scotland) đến thành Rome (Ý) sau đó đến thành Jerusalem (Trung Đông) giống với hệ thống xa lộ của Tần Thủy Hoàng, cũng với chung mục địch là tăng cường kiểm soát lãnh thổ.
Hình ảnh xây dựng Vạn Lý Trường Thành từ xưa.
Dù có quy mô khá ấn tượng: Dài 5.900 km, nhưng hệ thống đường bộ do La Mã xây dựng lại ngắn hơn gần 1.000km so với hệ thống xa lộ của Tần vương. Và thời gian xây dựng, dĩ nhiên cũng chậm hơn khoảng 400 năm.
Bởi thế, sử gia Trung Quốc luôn tự hào Tần Thủy Hoàng là người đầu tiên xây dựng hệ thống đường bộ sớm nhất lịch sử. Đồng thời tôn vinh ông là Hoàng đế của mọi thời đại bởi những phát kiến của ông luôn đi trước thời đại hàng nghìn năm.
Điều đó khiến phương Tây không thể không kinh ngạc và ghen tị. "Tần Thủy Hoàng chỉ có thể so sánh với chính ông".
Sau khi hoàn thành hệ thống xa lộ chiến lược đó, Hoàng đế Tần Thủy Hoàng đã mở mang biên cương và mở rộng lãnh thổ.
Trong những năm đương cầm quyền, Tần Thủy Hoàng cũng đã chuẩn bị xây dựng lăng mộ cho chính mình với những hệ thống bẫy tinh vi. Quần thể Lăng mộ Tần Thủy Hoàng cho đến nay là một trong những lăng mộ lớn nhất, bí ẩn nhất và xa hoa nhất thế giới.
[Đọc thêm: Những hệ thống bẫy chết người trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng: Bẫy thứ 5 ám ảnh nhất]