Ngã ba đường đầy trăn trở: Chọn việc nhẹ nhàng hay chọn đam mê
"Làm ít ít thôi con, sao phụ nữ mà làm chi cực vậy" là điều gia đình chị Lê Thị Cẩm Linh - Quản lý phân xưởng sản xuất Sản Phẩm Chăm Sóc Cá Nhân - lo lắng khi thấy cô con gái út mình yêu thương hết mực vất vả với công việc.
Thời điểm mới tốt nghiệp đại học, gia đình chị mong muốn chị làm giảng viên và đi theo ngành giáo dục để cuộc sống của chị được an nhàn, thư thả. Thế là, bên cạnh áp lực về công việc, áp lực về cường độ tăng ca đi sớm về khuya, chị cũng thêm áp lực về tinh thần khi không nhận được sự ủng hộ của gia đình.
Khác với chị Linh, khó khăn mà chị Phạm Thị Thu Phương - chuyên viên Quản lý Nhà Phân Phối DME gặp phải lại đến từ chính tính chất công việc. Những ngày đầu đi làm, bộ phận của chị có đến 80% là nam giới và các nhân viên nữ như chị được mặc định khó lòng gánh vác các công việc quan trọng hay hiếm có cơ hội thăng chức. Chị Phương nhớ lại: "Mình đã từng xin sếp nghỉ việc đến tận 3 lần vì quá căng thẳng, đó thực sự là một giai đoạn khó khăn".
Tương tự người đồng nghiệp, chị Nguyễn Thị Phương Thảo - Trưởng phòng quản lý & phân tích dữ liệu, Bộ phận Phát triển khách hàng cũng gặp nhiều thử thách khi chị quyết tâm đi theo con đường làm dữ liệu, ngành nghề mà chiếm đa số là nam giới và cũng không được phổ biến ở Việt Nam cách đây hơn chục năm.
Chị Nguyễn Thị Phương Thảo - Trưởng phòng quản lý & phân tích dữ liệu, Bộ phận Phát triển khách hàng từng đối mặt với nhiều khó khăn khi chọn con đường sự nghiệp hiện tại
Tuy nhiên, những khó khăn, cản trở đó không làm những người phụ nữ bản lĩnh đều đến từ Unilever Việt Nam chùn bước mà càng làm bùng cháy thêm khát khao được chinh phục những thử thách, được thành công trên con đường mình đã chọn bằng chính năng lực của bản thân.
Lửa nhiệt huyết cháy bên trong được tiếp sức từ môi trường bên ngoài
Có thể thấy, phái nữ vẫn còn gặp một số trở ngại khi muốn phát huy năng lực, phát triển bản thân mình trong sự nghiệp. Tuy nhiên, nếu thực sự đam mê theo đuổi, thì nỗ lực hết sức mình nhất định sẽ không là vô ích.
Sau một thời gian, chị Cẩm Linh cũng "chinh phục" được gia đình mình bằng chính tình yêu với công việc. Sự kiên định, nghiêm túc cùng những thành tích chị đạt được đã dần dần giúp cha mẹ yên tâm hơn về quyết định của con gái. Trong hành trình đó, chị Linh chưa bao giờ cảm thấy đơn độc khi chị luôn nhận được nhiều sự quan tâm, hỗ trợ từ những người đồng nghiệp trong công ty.
Chị Linh đúc kết: "Chị gắn bó với Unilever Việt Nam lâu như vậy vì chị thấy con người ở đây là một tập thể gắn kết và rất trân trọng giá trị của nhau. Ở Unilever chị luôn được hỗ trợ rất nhiều, chị có thể học được từ đồng nghiệp đến mọi thứ trong công việc. Có thể việc mình làm rất vất vả cực khổ, nhưng nếu công việc giúp mình tạo ra giá trị không chỉ cho bản thân mà còn cho công ty và cho xã hội; thì đó đều là công việc xứng đáng".
Bằng tình yêu với công việc và sự cố gắng không ngừng nghỉ, chị Lê Thị Cẩm Linh - Quản lý phân xưởng sản xuất Sản Phẩm Chăm Sóc Cá Nhân (thứ 2 từ trái qua) đã thành công "chinh phục" lòng tin của gia đình
Còn ở chị Phương, đam mê chinh phục thử thách chính là điều duy trì ngọn lửa nhiệt huyết suốt 20 năm với nghề. Chị tâm sự: "Ban đầu mình gặp nhiều khó khăn lắm vì con gái mà, nhiều khi áp lực doanh số, công việc đòi hỏi thể lực, phải đi công tác xa… Nhưng mà ở Unilever thì môi trường làm việc bình đẳng lắm, nếu gặp vấn đề gì thì không phân biệt nam nữ đều có thể đề xuất lên trên để được giúp đỡ."
Chị cho biết thêm: "Vậy nên chị đến giờ vẫn đam mê với cái nghề này, với công ty lắm" - chị Phương hào hứng chia sẻ.
Chị Phạm Thị Thu Phương - chuyên viên Quản lý Nhà Phân Phối DME nay đã có thể duy trì ngọn lửa nhiệt huyết trong một môi trường làm việc bình đẳng
Với chị Phương Thảo, sự "tiếp lửa" này không chỉ đến từ mặt tinh thần mà còn đến từ sự chia sẻ về mặt kiến thức. "Văn hoá học tập" từ lâu đã được đề cao tại Unilever Việt Nam, đặc biệt với ngành nghề của chị Thảo. Chị cho biết hiếm có công ty nào sở hữu một chương trình đào tạo và nâng cao kiến thức kỹ năng cho nhân viên như Unilever.
Chính hệ thống đào tạo bài bản và mở rộng liên kết với nhiều chương trình khác nhau giúp chị trau dồi thêm chuyên môn, tháo gỡ dần những khó khăn trong công việc, cũng như tăng thêm quyết tâm leo lên những nấc thang xa hơn trong mục tiêu nghề nghiệp.
Là một trong những đơn vị tiên phong đi đầu trong các hoạt động thúc đẩy phụ nữ phát triển, bên cạnh những chương trình dành cho cộng đồng, Unilever Việt Nam rất tự hào khi đã và đang mang đến một môi trường làm việc văn minh, công bằng cho mọi nhân viên.
Phó chủ tịch Nhân sự Unilever Việt Nam chia sẻ "Bình đẳng giới ở nơi làm việc đóng góp vào sự tăng trưởng, năng suất, và sự hài lòng trong công việc của người lao động"
Hiện nay, tỷ lệ nữ tại cấp quản lý và giám sát đã đạt 53%. Điển hình, cấp bậc Giám đốc trở lên tại Phòng Phát triển Khách hàng đạt gần 50% và tỷ lệ nữ Quản đốc phân xưởng tại Chuỗi cung ứng tăng gấp đôi đạt 50% trong năm 2021.
"Bên cạnh cân bằng tỷ lệ nam nữ ở mọi cấp bậc và phòng ban trong công ty, Unilever còn đảm bảo mọi người được tiếp cận các nguồn lực, phúc lợi, sự hỗ trợ, cơ hội phát triển và thăng tiến giống nhau bởi bình đẳng giới ở nơi làm việc đóng góp vào sự tăng trưởng, năng suất, và sự hài lòng trong công việc của người lao động", chị Trịnh Mai Phương, Phó Chủ tịch phụ trách Nhân sự Unilever Việt Nam chia sẻ tại hội thảo về phụ nữ mới đây.