Mùa hè uống trà đá thay nước để giải khát theo cách này, coi chừng thận LỔN NHỔN toàn sỏi, chân yếu tay run, táo bón kéo dài

Thu Ngân | 09-04-2022 - 11:22 AM

(Tổ Quốc) - Vì thời tiết nắng nóng, nhiều người đang sử dụng trà làm thức uống giải khát một cách "vô tội vạ" gây nguy hiểm lớn cho sức khỏe.

Trà đá là thức uống quen thuộc, giá thành rẻ, được rất nhiều người ưa chuộng trong những hè nóng nực để giải khát, giảm ngay sự nóng bức, ngột ngạt.
Trà đá thực chất có nhiều lợi ích như: chứa một số chất chống oxy hóa giúp giảm nguy cơ đột quỵ, đau tim cũng như giảm tình trạng viêm.

Nước trà cũng hoạt động như một loại kháng sinh, đã được chứng minh là hữu ích cho những người có huyết áp cao.

Ngoài ra, trà lạnh cũng phù hợp với những người đang có kế hoạch giảm cân và ngăn ngừa sâu răng tốt hơn trà đá bình thường.

Mặc dù trà đá có những lợi ích như vậy nhưng sự thật là nó không hề phù hợp với một số đối tượng.

Những đối tượng không nên uống trà:

1. Người bị bệnh hô hấp như: Viêm phổi, viêm mũi, viêm phế quản, viêm họng..., bởi trà đá có tính lạnh, có thể kích thích niêm mạc vùng hầu họng và đường hô hấp. Uống nhiều trà đá sẽ khiến cho người đang mắc bệnh lại càng nặng hơn hoặc bệnh mãi không khỏi.

2. Những người bị sỏi thận: Nhiều người nghĩ rằng sỏi thận thì cần uống nhiều nước, bao gồm cả trà đá. Tuy nhiên, nước trà có chứa nhiều oxalate, làm tăng nguy cơ sỏi thận nếu uống nhiều. Vì vậy, trong thời gian ngắn nếu cơ thể không thể tiêu thụ hết các oxalate dư thừa, uống quá nhiều nước trà có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận. Do đó, tuyệt đối không được uống trà đá thay nước.

Mùa hè vô tư uống trà đá thay nước để giải khát theo cách này, coi chừng thận LỔN NHỔN toàn sỏi, chân yếu tay run, táo bón kéo dài - Ảnh 2.

3. Người đang đói: Uống trà sẽ ảnh hưởng đến dạ dày như viêm loét dạ dày, tá tràng... Nước trà sau khi vào cơ thể sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, dễ dàng hấp thụ một lượng lớn caffein vào cơ thể, gây chóng mặt, đánh trống ngực, yếu tay, run chân và các triệu chứng khác. Ngoài ra, uống trà đá khi bụng trống rỗng sẽ khiến cơ thể dễ nhiễm lạnh, ảnh hưởng hệ thống hô hấp, đặc biệt là phổi.

4. Những người khó ngủ, stress: Trà đá sẽ khiến tình trạng của bạn ngày càng tệ hơn, khó đi vào giấc ngủ, căng thẳng, khó giải tỏa. Đặc biệt là trẻ nhỏ và người già.

Cẩn trọng cách pha trà, uống trà có hại cho sức khỏe:

Pha trà với nước quá nguội hoặc quá nóng

Nhiều người vô tư dùng nước đun sôi già để ngay lập tức đổ vào lá trà. Tuy nhiên, khi pha trà ở nhiệt độ cao, có thể gây ảnh hưởng đến hương vị của trà. Uống trà quá nóng có thể gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống tiêu hóa. Bên cạnh đó, cũng không nên uống trà quá lạnh hoặc cho quá nhiều đá vào trà để coi chừng bị nhiễm lạnh. Trà nên được pha ở nhiệt độ nhất định, lý tưởng là khoảng từ 56 - 62 độ C.

Mùa hè vô tư uống trà đá thay nước để giải khát theo cách này, coi chừng thận LỔN NHỔN toàn sỏi, chân yếu tay run, táo bón kéo dài - Ảnh 3.

Uống trà quá nóng cũng làm tăng nguy cơ ung thư. Ảnh minh họa.

Uống trà đã pha từ lâu

Trà cần được uống ngay sau khi bạn đã pha để đảm bảo hương vị trà là tuyệt nhất. Tuy nhiên, đa phần các quán trà đá vỉa hè đều pha sẵn trà từ lâu, các loại trà không rõ nguồn gốc. Trà để lâu, để qua đêm có thể gây ngộ độc, rối loạn tiêu hóa, nguy hiểm cho sức khỏe.

Uống trà sau khi ăn

Người Việt Nam thường có thói quen uống trà đặc sau bữa ăn. Vì cho rằng nước trà xanh giúp miệng sạch, giúp hỗ trợ tiêu hóa nhưng thực ra mọi thứ lại hoàn toàn ngược lại. Vì tannin trong lá trà kết hợp với thức ăn tạo nên những hợp chất khiến hệ thống tiêu hóa bị ứ đọng, thức ăn khó được hấp thụ, tăng nguyên nhân gây táo bón, tăng nguy cơ tích trữ các chất có hại cho cơ thể.

Sử dụng các nguyên liệu không rõ nguồn gốc

Một nghiên cứu từng được thực hiện của Viện Thực phẩm chức năng đã xét nghiệm 9 mẫu nước uống đường phố gồm trà xanh, trà đá, nhân trần, nước ngô, nước mía... phát hiện trà đá chứa E.coli. Đây là vi khuẩn trong phân, có thể gây ngộ độc cấp tính, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy. Đây có thể coi là một trong nhiều tác hại khi uống trà đá gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Mùa hè vô tư uống trà đá thay nước để giải khát theo cách này, coi chừng thận LỔN NHỔN toàn sỏi, chân yếu tay run, táo bón kéo dài - Ảnh 4.

Trà đá vỉa hè có nhiều nguy cơ hơn là lợi ích. Ảnh minh họa.

Ngoài ra, nước đá trong cốc trà cũng tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh rất lớn. Trong quá trình vận chuyển, đá thường dính bụi bẩn và vi khuẩn. Ngoài ra, các loại đá cây còn được đập vụn cho vào hộp xốp để bảo quản, trong khi đó, loại đá này chỉ được dùng để ướp thực phẩm. Việc tiêu thụ các loại nước đá kém vệ sinh sẽ khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy, dịch tả ngộ độc. Nếu không may uống phải loại nước chứa hóa chất có thể làm ảnh hưởng đến chức năng gan thận, gây viêm đại tràng mãn tính.

Uống trà ở vỉa hè nơi đông đúc vào giờ tan tầm

Những người thường xuyên ngồi trà đá vỉa hè thường có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp cao hơn do sát với đường đi lại, mật độ phương tiện giao thông cao càng làm bụi mịn khuếch tán mạnh hơn. Do đó, cần lựa chọn kĩ hàng quán tại địa điểm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không có nhiều xe cộ qua lại để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài.

Lưu ý khi uống trà:

– Trà xanh, trà ô long và trà trắng tốt hơn trà đen bình thường.

– Nếu bạn thích uống trà lạnh đóng chai thì bạn cần nhớ là trà lạnh đóng chai có chứa các chất dinh dưỡng ít hơn so với nước trà tươi được ủ và pha với đá hoặc để lạnh.

– Nước trà, đặc biệt trà lạnh đóng chai, chứa nhiều calo hơn so với trà nóng mới pha. Trong khi trà nóng gần như không có calo, thì trà đá đóng chai có chứa từ 82 – 88 calo

Mùa hè vô tư uống trà đá thay nước để giải khát theo cách này, coi chừng thận LỔN NHỔN toàn sỏi, chân yếu tay run, táo bón kéo dài - Ảnh 5.

– Mặc dù trà đá có chứa hầu hết những lợi ích mà bạn sẽ nhận được từ trà nóng bình thường, nhưng tỷ lệ phần trăm và lợi ích của các thành phần trong nước trà ít hơn so với trà nóng.

– Thay vì sử dụng túi trà lọc bình thường nên sử dụng túi trà không chứa caffein. Túi trà bình thường có lượng caffeine cao hơn so với những loại túi trà không chứa caffein.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM