Một hố sâu đường kính 4km được phát hiện trong vùng biển Nhật Bản: Kho báu hay thảm họa tiềm tàng?

Tiểu Ngọc | 13-06-2021 - 23:48 PM

(Tổ Quốc) - Các chuyên gia Nhật Bản phát hiện một hố khí khổng lồ dưới đáy biển. Nhiều người vui mừng dự đoán đó là một mỏ khí đốt lớn, nhưng cũng có người lo lắng đó có thể là một quả bom hẹn giờ.

Dầu mỏ và khí đốt hiện là nguồn năng lượng thiên nhiên đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội của con người. Vai trò của đầu mỏ đặc biệt đến nỗi nó có thể làm khuynh đảo các nền kinh tế hay thậm chí trở thành mục tiêu của các cuộc chiến tranh. Vậy dầu mỏ và khí tự nhiên được tạo nên như thế nào?

Khí tự nhiên và dầu mỏ được tạo ra từ sinh vật phù du, các vi sinh vật sống dưới nước bao gồm tảo và động vật nguyên sinh. Khi các vi sinh vật này chết đi, xác của chúng sẽ tích tụ trên dưới đáy đại dương, cuối cùng bị chôn vùi và được nén dưới các lớp trầm tích.

Trong điều kiện hầu như vắng bóng ôxy (hay còn gọi là môi trường yếm khí), các sinh vật không phân huỷ thành CO2 như ở trên mặt đất, mà chúng bị phân rã thành những hợp chất giàu carbon, hình thành nên các lớp vật chất hữu cơ. Sau cùng, nhiệt độ và áp suất cao đã hoá lỏng các vật liệu hữu cơ trở thành dầu thô và khí tự nhiên.

Một hố sâu đường kính 4km được phát hiện trong vùng biển Nhật Bản: Kho báu hay thảm họa tiềm tàng? - Ảnh 1.

Sơ đồ dàn khoan dầu trên biển. Nguồn: Internet

Trải qua hàng triệu năm, hoạt động chuyển dịch của các mảng thạch quyển trong lòng trái đất (như uốn nếp, đứt gãy hay vặn xoắn) đã "khoá" dầu và khí thiên nhiên lại trong các lớp đá chứa, kẹp chúng giữa những lớp đá không thấm nước xung quanh như granite hay cẩm thạch, tạo thành các mỏ dầu, mỏ khí tự nhiên.

Là một quốc gia bốn bề là biển, nổi tiếng với nguồn tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn, Nhật Bản luôn nỗ lực để có thể tự chủ trong vấn đề năng lượng. Mới đây, bằng công nghệ sóng chấn, họ đã khám phá ra một khu vực vô cùng thú vị.

Công nghệ này sẽ tạo ra những sóng chấn đi xuyên qua các lớp đá nằm sâu dưới lòng đất, ghi nhận và dịch mã những thông tin của sóng phản hồi. Vì sóng chấn phải đi xuyên qua nhiều lớp đất đá có thành phần và cấu trúc khác nhau, nên sóng phản hồi sẽ có tốc độ khác nhau, từ đó cho biết loại và mật độ của lớp đá đó.

Một hố sâu đường kính 4km được phát hiện trong vùng biển Nhật Bản: Kho báu hay thảm họa tiềm tàng? - Ảnh 3.

Công nghệ sóng chấn giúp các chuyên gia nghiên cứu địa hình đáy biển. Nguồn: Sohu

Mới đây, các nhà khoa học Nhật Bản đã phát hiện ra một hố sâu khổng lồ trong một khu vực hình máng dưới đáy biển Okinawa. Bề rộng của chiếc hố này lên đến hơn 4 km. Đây rất có thể là một mỏ khí tự nhiên khổng lồ.

Tuy nhiên, một số chuyên gia cũng lo lắng rằng đó có thể là một hố khí CO2, nếu bị thoát ra ngoài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng nóng lên toàn cầu.

Vì vùng biển Nhật Bản thường xuyên xảy ra các biến động địa chất, nếu trong chiếc hố khí ấy không phải khí đốt mà là CO2, nó sẽ là quả bom hẹn giờ với Trái Đất. Các nhóm nghiên cứu Nhật Bản hiện đang rất thận trọng tìm hiểu loại khí thực sự được cất chứa nơi đây.

Bài viết tham khảo từ Sohu

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM