Một người đàn ông tham gia một buổi bán hàng bãi ở bang Connecticut (Mỹ) và mua được một bảo vật trị giá tới hàng trăm nghìn đô la Mỹ.
Năm 2020, sau khi mua được chiếc bát, người mua này cảm thấy cực kỳ tò mò bởi vẻ bề ngoài của nó. Chính vì vậy anh ta đã tìm đến các chuyên gia đấu giá tại Sotheby để kiểm định chiếc bát.
Sau đó, vị chủ nhân này được thông báo rằng chiếc bát anh ta mua với giá chỉ 35 đô này thực chất là một chiếc bát cực hiếm và vô cùng đặc biệt.
Trên thế giới chỉ còn 6 chiếc cùng loại với chiếc bát này và tất cả đều nằm trong các viện bảo tàng trên toàn cầu. Chiếc bát sau đó đã được đưa đến buổi bán đấu giá Important Chinese Art của Sotheby tại New York vào ngày 17/3/2021.
"Bảo vật" này có đường kính khoảng 16cm, với hình dạng giống như một búp sen nổi bật với những hoa văn màu xanh coban.
Mặt trong được thiết kế kiểu huy chương dưới đáy và được trang trí xung quanh bởi các họa tiết hoa và lá. Bên ngoài vẽ những họa tiết hoa sen, hoa mẫu đơn, hoa cúc và hoa lựu bao quanh các vật như sừng và bộ phách.
Hình ảnh chiếc bát thời Minh trị giá 500.000 đô la (Ảnh: Courtesy Sotheby’s)
Chiếc bát này chính là sản phẩm tinh túy từ triều đại của vị hoàng đế thứ ba của nhà Minh, hay còn biết đến với cái tên Vĩnh Lạc, trị vì từ năm 1403 đến năm 1424.
Chiếc bát là sự kết hợp giữa chất liệu tuyệt hảo với thiết kế vô cùng đặc trưng của đồ gốm thời Vĩnh Lạc và tay nghề thủ công tuyệt vời của những người thợ làm gốm thế kỷ 18.
Điều đặt biệt hơn nữa ở thời Vĩnh Lạc, triều đình kiểm soát rất chặt chẽ việc thiết kế, sản xuất cũng như phân phối đồ gốm sứ được làm ra trong các lò nung của hoàng gia. Điều này có nghĩa là đồ gốm sứ không được giao thương với những thương nhân nước ngoài như những món đồ khác.
Chính vì vậy, những món đồ như chiếc bát này chủ yếu được triều đình và giới quý tộc sử dụng và ngày nay chỉ được thấy ở những nơi trưng bày đồ Hoàng gia như Bắc Kinh (Trung Quốc).
Thông thường, triều đình Vĩnh Lạc luôn ra lệnh tiêu hủy hoặc chôn hết những bản sao của các đồ dùng hoàng gia nhằm ngăn kẻ khác sao chép thiết kế của họ. Điều này khiến cho chiếc bát "sân bãi" này trở nên quý báu hơn.