Mở mộ cổ, phá giải bí mật về tể tướng không đầu: Nhìn thấy quan tài ai nấy đều thất kinh

Thuy Anh | 01-05-2022 - 14:29 PM

(Tổ Quốc) - Sinh thời chủ nhân ngôi mộ cổ làm nhiều việc khiến lòng người căm phẫn nên tương truyền rằng ông chết không được toàn thây. Sự thật thế nào?

Tại một thị trấn nhỏ ở Chiết Giang (Trung Quốc), người ta đào được một chiếc quan tài bằng gỗ trinh nam quý giá. Sau khi thẩm định, các chuyên gia cho rằng chiếc quan tài này có giá trị còn cao hơn cả vàng, đồng thời nó còn ẩn chứa một bí ẩn cổ xưa. Chuyện gì đã xảy ra?

NGÔI MỘ VÀ TRUYỀN THUYẾT THI HÀI KHÔNG ĐẦU

Ngôi mộ nằm trong một ngôi làng nhỏ có tên là Ngũ Liên. Các chuyên gia đã tìm thấy và khai quật nó từ năm 2012. Theo các bia đá xung quanh và các di vật văn hóa rải rác trong lăng, các nhà khảo cổ học cho rằng đây là lăng mộ của Sử Tung Chi, một tể tướng thời Nam Tống.

Theo lời người xưa kể lại, khi Sử Tung Chi làm tể tướng, ông đã đưa ra hàng loạt chính sách nhằm mang lại lợi ích cho người dân. Khi đất nước bị xâm lược, tể tướng họ Sử đã lập được công trạng lớn.

Sinh thời, Sử Tung Chi là người phò tá đắc lực của nhà vua. Có thể nói ông dưới một người nhưng trên vạn người. Vì có quyền thế, nên ông có những hành vi ngang ngược khiến nhiều vị quan đại thần phải bất bình. Vì có sức mạnh, tể tướng Sử Tung Chi đã giáng chức và giết chết những kẻ bất đồng chính kiến ​​không nghe lời mình.

Vì vậy, trong lòng dân chúng và các quan đại thần, Sử Tung Chi mang rất nhiều tội.

Mở mộ cổ, phá giải bí mật về tể tướng không đầu: Nhìn thấy quan tài ai nấy đều thất kinh - Ảnh 1.

Sau khi Sử Tung Chi qua đời, kẻ thù của ông đã tìm cách trả thù. Để trút giận, người ta bí mật chặt đầu ông và mang đi. Vì người Trung Quốc xưa có quan niệm rất coi trọng việc mai táng nên họ tin rằng nếu một người sau khi chết không còn nguyên thân thể thì rất khó để đầu thai.

Có nghĩa là, thi thể của Sử Tung Chi trong ngôi mộ cổ không có đầu.

Khi gia đình thấy đầu của tể tướng Sử bị đánh cắp, họ vô cùng lo lắng nên đã cử người đi tìm khắp nơi, thậm chí họ còn đưa ra một khoản tiền thưởng nhưng việc tìm kiếm không thành công. Dẫu vậy, mọi nỗ lực bỏ ra đều vô ích, thi thể của Sử Tung Chi cũng bắt đầu huỷ vì việc chôn cất bị trì hoãn.

Trong lúc tuyệt vọng, gia đình của ông đã phải nhờ một thợ kim hoàn làm một chiếc đầu vàng nguyên chất để thay thế. Tương truyền, chiếc đầu này rất sống động và giống như thật.

Về sau, câu chuyện đã được lan truyền trong dân chúng. Tin tức về chiếc đầu bằng vàng cũng khiến ngôi mộ của tể tướng Sử Tung Chi được giới trộm mộ săn lùng ráo riết.

Dẫu vậy, dù có tìm kiếm như thế nào thì những người này cũng không bao giờ tìm được vị trí chính xác của lăng mộ của ông.

HÉ LỘ BÍ MẬT VÀ THỨ ĐÁNG GIÁ NGHÌN VÀNG Ở TRONG

Mãi đến năm 2012, sau khi các chuyên gia tìm thấy ngôi mộ ở làng Ngũ Liên, bí mật mới thực sự được hé lộ. Những người tham gia vào cuộc khai quật nhận thấy thi thể của Sử Tông Chi còn nguyên vẹn, không hề bị mất đầu và nó không được làm bằng vàng ròng như trong truyền thuyết.

Các chuyên gia cũng nhận thấy quan tài và đồ mai táng trong lăng mộ của ông có ý nghĩa vô cùng lớn. Chiếc quan tài có nhiều nét độc đáo từ bề mặt, hoa văn chạm khắc rất phức tạp và đa dạng cho đến chất liệu vô cùng quý giá. Theo các chuyên gia, chiếc quan tài được làm bằng gỗ trinh nam, toàn bộ quan tài dài 2 mét rưỡi, rộng và cao gần 1 mét, thậm chí độ dày lên tới gần 10 cm.

Mở mộ cổ, phá giải bí mật về tể tướng không đầu: Nhìn thấy quan tài ai nấy đều thất kinh - Ảnh 3.

Vì cây trinh nam rất quý nên việc chọn một khúc gỗ lớn như vậy để làm quan tài không phải là điều dễ dàng. Nhiều quý tộc hoàng gia sẵn sàng chi số tiền lớn mua loại gỗ này dùng để an táng. Tể tướng Sử Tung Chi có thể có một chiếc quan tài lộng lẫy như vậy, điều này cũng phản ánh quyền lực và tiền tài của mà ông có được trong suốt cuộc đời.

Hiện tại, quan tài bằng gỗ trinh nam quý giá này đã được bảo quản đúng cách để các thế hệ sau của chúng ta đánh giá cao, và nó cũng cung cấp một tài liệu tham khảo quan trọng cho sự hiểu biết của chúng ta về lịch sử.

Bài viết tham khảo nguồn: QQ

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM