Suốt 2 thế kỷ miệt mài khai quật di chỉ khảo cổ trên 6 lục địa của thế giới đã giúp các nhà khoa học hiểu được phần nào lịch sử từng bị thời gian che giấu. Những phát hiện khảo cổ này đã mở ra những câu chuyện về tổ tiên của chúng ta. Chưa kể, những đột phá trong công nghệ mới hứa hẹn nhiều tiết lộ hấp dẫn hơn nữa trong tương lai.
Sự thôi thúc muốn khám phá ra của cải/kho báu bị chôn giấu đã ám ảnh vô số người tìm kiếm, làm giàu cho một số ít người khác và cũng đẩy nhiều người trong số đó đến bờ vực của sự điên rồ.
"Có một số người đàn ông dành gần như cả cuộc đời để tìm kiếm kho báu bí mật (kanûz)" du khách người Anh Mary Eliza Rogers đã viết sau khi cô đến thăm Palestine vào giữa thế kỷ 19. "Một số người trong số họ trở nên điên cuồng, bỏ gia đình, và mặc dù họ thường nghèo đến mức đi ăn xin từ nhà này sang nhà khác, và từ làng này sang làng khác, họ vẫn tin rằng mình sẽ giàu có nếu có được kho báu trong tay".
Khách quan mà nói, những xu hướng này đã mở ra một kỷ nguyên khám phá khảo cổ chưa từng có, góp phần "cách mạng hóa" sự hiểu biết đa dạng của chúng ta về lịch sử.
Hãy tưởng tượng một thế giới không có khảo cổ học. Thế giới khi đó sẽ không có thành phố Pompeii sang trọng. Không có kho báu Thracian ngoạn mục vùng Ấn-Âu. Không có thành phố Maya nào thấp thoáng trong rừng rậm. Một đội quân bằng đất nung hàng nghìn tượng của Tần Thủy Hoàng sẽ vĩnh viễn ẩn mình bên dưới lớp đất tối tăm của cánh đồng nông dân nếu không có làn sóng 'đào đất' để tìm kiếm vàng và phục vụ đời sống.
Được chôn cất để tháp tùng vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc (Tần Thủy Hoàng) ở thế giới bên kia, những bức tượng bằng đất nung kích thước như người thật về binh lính và người hầu đã được nông dân phát hiện vào năm 1974. Kể từ đó, các nhà khảo cổ đã khai quật được khoảng 8.000 chiến binh, cũng như ngựa, xe ngựa, người nhào lộn , và các nhạc sĩ. Ảnh: O. LOUIS MAZZATENTA / NAT GEO
Nếu không có khảo cổ học, chúng ta sẽ biết rất ít về các nền văn minh sớm nhất trên thế giới. Xã hội thành thị và người biết chữ đầu tiên trên thế giới, phát triển mạnh mẽ ở Mesopotamia, chỉ được biết đến một cách lờ mờ qua Kinh thánh. Và nền văn hóa lớn nhất và đông dân nhất trong số những nền văn hóa sơ khai này, tập trung quanh sông Indus trên tiểu lục địa Ấn Độ, sẽ không bao giờ được tiết lộ.
Tuy nhiên, với bản tính tò mò, ưa khám phá, cho dù thiếu một viên đá Rosetta, chúng ta vẫn sẽ tìm hiểu về những biểu tượng bí ẩn trên các bức tường của các ngôi mộ và đền thờ Ai Cập.
KHO BÁU THỰC SỰ CỦA "NGHỀ ĐÀO ĐẤT"
2 thế kỷ khai quật trên 6 lục địa đã nói lên tiếng nói của một thời quá khứ mà trước đây hầu như chìm trong nước và lòng đất sâu.
Ít nhất là từ thời vị vua cuối cùng của Babylon, hơn 2.500 năm trước, những người cai trị và những người giàu có đã sưu tập đồ cổ để đắm mình trong vẻ đẹp và vinh quang được phản chiếu của thời trước. Các hoàng đế La Mã đã vận chuyển ít nhất 8 tháp pháo Ai Cập qua Địa Trung Hải để tô điểm cho thủ đô của họ. Trong thời kỳ Phục hưng, một trong những tượng đài ngoại giáo này đã được nâng lên ở trung tâm của Quảng trường Thánh Peter.
Năm 1710, một nhà quý tộc người Pháp đã trả tiền cho công nhân để đào đường hầm xuyên qua Herculaneum, một thị trấn gần Pompeii, nơi hầu như không bị quấy nhiễu kể từ vụ nổ chết người của núi lửa Vesuvius vào năm 79 sau Công nguyên.
Những bức tượng bằng đá cẩm thạch được khai quật đã gây ra một cơn sốt lan rộng khắp châu Âu về việc đào các di tích cổ.
Trong Thế giới Mới (New World), Thomas Jefferson (1743 – 1826, tổng thống thứ 3 của Mỹ) đã đào những đường hào xuyên qua một gò đất chôn cất người Mỹ bản địa không phải để tìm những món đồ sinh lợi mà để đánh giá xem ai đã xây dựng nó và tại sao.
Vào thời của Mary Eliza Rogers thế kỷ 19, những chiếc máy xúc của châu Âu đã lan rộng khắp thế giới. Rất ít học giả tận tâm. Thông thường, họ là nhà ngoại giao, sĩ quan quân đội, gián điệp, hoặc doanh nhân giàu có và gắn bó mật thiết với việc mở rộng thuộc địa. Họ sử dụng ảnh hưởng và quyền lực của mình ở nước ngoài để mang về các xác ướp Ai Cập, tượng Assyria và phù điêu Hy Lạp cho các bảo tàng quốc gia hoặc bộ sưu tập tư nhân của họ.
Tua nhanh đến Roaring Twenties (thập kỷ 1920). Bức tranh cổ tích ngoạn mục được tìm thấy trong lăng mộ của vua Ai Cập Tut và Hoàng mộ ở Ur (miền nam Iraq) đã thu hút báo chí và khi đó, các chuyên gia bắt đầu hiểu rằng: Tài liệu quý giá nhất không nằm ở số vàng lấy được mà nằm ở dữ liệu ẩn trong đồ gốm vỡ và xương người (từng bị) bỏ đi.
Để rồi, bắt đầu từ những năm 1950, việc đo lường sự phân rã phóng xạ của chất hữu cơ đã mang lại cho các nhà nghiên cứu chiếc đồng hồ đáng tin cậy đầu tiên cho đến nay.
Trong thế kỷ 21, khảo cổ học ngày càng được khoa học kỹ thuật hỗ trợ mạnh mẽ. Kho báu mới của giới khảo cổ không phải là vàng hay kim cương nữa, mà đó là những chiếc xương không còn nguyên vẹn, là hạt bị cháy, cặn dưới đáy nồi, sợi tóc sót lại trong quan tài...
Nhờ kỹ thuật khoa học phân tích những phần cổ vật khiêm tốn này mà người ta có thể biết niên đại, bữa ăn cuối cùng, thậm chí nơi một người lớn lên, tình trạng bệnh tật, hôn nhân của một người đã mất cách đây hàng nghìn năm...
Sau khi nhà khảo cổ học Howard Carter mở lăng mộ chứa đầy kho báu của Vua Tut ở Ai Cập vào năm 1922, vị pharaoh trẻ tuổi đã trở thành 'một người' nổi tiếng toàn cầu. Mặt nạ bằng vàng của ông đang nằm tại Bảo tàng Ai Cập ở Cairo, là một trong những hiện vật nổi tiếng nhất từng được tìm thấy. Ảnh: KENNETH GARRETT / NAT GEO
Các kỹ thuật tiên tiến thậm chí còn có khả năng xác định niên đại của nghệ thuật đá, mang đến cái nhìn sâu sắc về các nền văn hóa như của những người thổ dân ban đầu ở Úc, những người đã để lại rất ít bằng chứng lâu dài.
Thậm chí, biển không còn là rào cản bất khả xâm phạm mà nó đã có từ thời xa xưa, khi các thợ lặn có thể tiếp cận các con tàu đắm, từ một tàu buôn thời kỳ đồ đồng đến huyền thoại nhất trong tất cả các thảm họa đại dương - vụ đắm tàu Titanic. Sâu hơn nữa, con người có thể tiếp cận rãnh sâu nhất đại dương bằng các thiết bị lặn chuyên dụng, đỉnh cao.
Sự phát triển mang tính cách mạng nhất trong những thập kỷ gần đây là khả năng chiết xuất vật liệu di truyền từ xương cũ của chúng ta. DNA cổ đại đã cho chúng ta một cái nhìn sâu sắc về cách tổ tiên của chúng ta tương tác với người Neanderthal. Nó cũng dẫn đến việc phát hiện ra những người anh em họ đã mất tích từ lâu của chúng ta là người Denisovan, cũng như những người dân cực kỳ nhỏ bé của hòn đảo Flores của Indonesia.
Một loạt các phương pháp tiếp cận mới, từ hình ảnh vệ tinh, sonar đến chụp tia X, chụp cộng hưởng từ (MRI)... cho phép các nhà khoa học thăm dò các địa điểm và hiện vật mà không cần đặt thuổng vào đất hay có tác động vật lý đến cổ vật có giá trị.
Hình ảnh các nhà khảo cổ học khai quật mộ Philistine tại một địa điểm ở Ashkelon, Israel. Ảnh: Melissa Aja / NY Times
Tuy vậy, khảo cổ học sẽ vấp phải những "bóng đen" lớn: Đơn cử, một trong những trung tâm Phật giáo cổ đại lớn của Trung Á, Mes Aynak ở Afghanistan, đã bị đe dọa bởi những kẻ cướp bóc, các cuộc tấn công bằng tên lửa và kế hoạch của chính phủ để trữ lượng đồng khổng lồ. Vào tháng 8/2021, nó nằm dưới sự kiểm soát của Taliban.
Quá khứ là một nguồn tài nguyên không thể phục hồi, và mọi di chỉ cổ xưa bị san ủi hoặc đào xới đều là tổn thất toàn cầu.
Sức mạnh thực sự của khảo cổ học vẫn bắt nguồn từ khả năng vượt qua tri thức trí tuệ và những tín điều của thời đại. Khám phá những gì đã được che giấu từ lâu sẽ kết nối chúng ta với tổ tiên và lịch sử.
Trong khoảnh khắc mà một chiếc máy xúc quét sạch bụi bẩn để lộ một đồng tiền cổ hoặc các nhà khảo cổ cẩn thận loại bỏ lớp đất đóng cục trên khuôn mặt được đục đẽo tinh xảo của một bức tượng vàng... thì khoảng cách bao la về thời gian, văn hóa, ngôn ngữ và tín ngưỡng có thể biến mất. Đó là lý do chúng ta cần khảo cổ học để trở về quá khứ xa xưa.
Bởi vậy, sứ mệnh của các nhà khảo cổ học không phải là tìm kho báu bị chôn vùi mà là hồi sinh những người đã chết từ lâu, biến họ trở lại thành những người kể câu chuyện thời đại của chính họ...
Chuyển ngữ: NATGEO