"Mẹ đẻ" của công nghệ mRNA - người tạo ra phép màu trong cuộc chiến chống Covid-19 bây giờ ra sao?

Thiên An | 13-12-2022 - 23:00 PM

(Tổ Quốc) - Sau gần 1 năm được vinh danh với giải thưởng cao nhất của VinFuture, cuộc sống và các công trình nghiên cứu của TS. Katalin Kariko đều có sự thay đổi.

Nhắc đến vaccine Covid-19, người ta không thể không nhớ ngay đến TS. Kariko Katalin - người phụ nữ đã vượt qua cả rào cản của bệnh tật và đau khổ, cương quyết đương đầu trên hành trình tìm ra công nghệ mRNA. Công nghệ này không chỉ tạo ra loại những vaccine Covid-19 tiên tiến nhất thế giới mà còn mở ra cơ hội điều trị ung thư, bệnh tim và các bệnh truyền nhiễm khác.

Nhờ công trình mang tầm cỡ thế kỷ này mà đến ngày 20/1/2022, TS. Kariko Katalin cùng 2 cộng sự là GS. Drew Weissman và GS. Pieter Cullis đã xuất sắc giành được Giải thưởng Chính trị giá tới 3 triệu USD của VinFuture mùa đầu tiên. Đặc biệt, bà còn được yêu mến gọi bằng biệt danh "người phụ nữ được cả thế giới biết ơn".

"Mẹ đẻ" của công nghệ mRNA - người tạo ra phép màu trong cuộc chiến chống Covid-19 bây giờ ra sao? - Ảnh 1.

"Bộ ba" nhà khoa học với công trình "Vaccine mRNA: Công nghệ đột phá để cứu sống con người" tại Lễ trao giải VinFuture mùa đầu tiên

"Mẹ đẻ" của công nghệ mRNA - người tạo ra phép màu trong cuộc chiến chống Covid-19 bây giờ ra sao? - Ảnh 2.

TS. Kariko Katalin

Hòa chung không khí của Giải thưởng VinFuture mùa II, TS. Kariko Katalin mới đây có những chia sẻ đầy chân thật và xúc động sau gần 1 năm được vinh danh. Hãy cùng lắng nghe tâm sự của bà nhé!

Những bước tiến và cơ hội mới sau VinFuture

Gần 1 năm sau chuyến đi tới Hà Nội để nhận Giải thưởng Chính VinFuture (VinFuture Grand Prize), cuộc sống và công việc của bà chắc hẳn đã có nhiều thay đổi?

Thực sự năm qua là 1 năm rất bận rộn khi công trình của chúng tôi được cộng đồng khoa học và thế giới biết đến nhiều hơn. Và tôi đang phải học cách để thích ứng với sự nổi tiếng bất ngờ này (cười).

Sau VinFuture, chúng tôi tiếp tục nhận nhiều giải thưởng lớn khác như Giải thưởng Japan Prize tại Nhật Bản, Giải thưởng Tang ở Đài Loan, Giải thưởng Lasker, Giải thưởng Gairdner của Canada… Sắp tới đây là một giải thưởng khác ở Thụy Sĩ. 

Tôi di chuyển liên tục giữa châu Á, châu Âu và Mỹ, có cơ hội gặp gỡ nhiều người rất thú vị. Tôi đã gặp những nhà sinh học, nhà toán học và các nhà khoa học trong nhiều lĩnh vực khác nữa, điều mà trước đây tôi không thường làm.

Công việc quá lớn khiến tôi thậm chí chẳng có thời gian để ngủ! Đầu tháng 10 vừa rồi, tôi đã phải tạm dừng công việc Phó Chủ tịch cấp cao ở BioNTech (Đức) dù vẫn giữ vai trò cố vấn.  

Còn nghiên cứu về công nghệ mRNA mà bà đã theo đuổi rất nhiều năm thì sao, sau vaccine Covid-19, công nghệ này đã có thêm tiến triển gì sau khi nhận được Giải thưởng Chính VinFuture?

Vaccine mRNA là một minh chứng về sự kỳ diệu của khoa học, công nghệ trong việc giải quyết các vấn đề cấp bách toàn cầu, như là đại dịch Covid-19, nhằm mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người. Nghiên cứu giúp tôi nhận được giải thưởng cao nhất của VinFuture và cũng nhờ đó mà chúng tôi đã đạt được nhiều bước tiến mới. 

"Mẹ đẻ" của công nghệ mRNA - người tạo ra phép màu trong cuộc chiến chống Covid-19 bây giờ ra sao? - Ảnh 3.

TS. Kariko Katalin vẫn đang tiếp tục nghiên cứu công nghệ mRNA

Công nghệ mRNA rất tiềm năng và hiện lĩnh vực này đang phát triển hết sức mạnh mẽ. Đơn cử, Moderna hiện đang trong giai đoạn 3 thử nghiệm lâm sàng vắc-xin chống lại virus hợp bào hô hấp RSV và virus Cytomegalo CMV. Nhiều loại vắc-xin chống HIV khác nhau cũng đang được phát triển bằng công nghệ này. Trong khi đó, BioNTech đang đầu tư cho các kháng thể đặc hiệu chống lại tế bào ung thư.

Nghĩa là chúng ta có thể sắp có vaccine phòng ngừa ung thư?

Không phải tất cả sản phẩm cuối cùng chúng ta mong muốn đều là vaccine, mà đó có thể là một số kháng thể trung hòa hay những kháng thể thông thường như protein nhằm ức chế ung thư vú do đột biến gen BRCA1. 

Tuy nhiên, liệu pháp kháng thể thường rất đắt đỏ và ít người có khả năng chi trả. Trong khi đó, kháng thể chống ung thư được tạo ra bởi công nghệ mRNA lại có giá thành rẻ hơn. Vì thế, liệu pháp mRNA chống ung thư có thể xem là một giải pháp cân bằng về tài chính. 

Giải thưởng VinFuture giúp nâng cao vị thế Việt Nam

Là chủ nhân của Giải thưởng Chính VinFuture mùa đầu tiên, TS. nghĩ sao về chủ đề mà VinFuture đưa ra năm nay - "Hồi sinh và Tái thiết"?

Đó là một chủ đề rất ý nghĩa và thiết thực. Chúng ta đã thấy thế giới bị Covid-19 tàn phá ra sao. Tất cả các quốc gia, lĩnh vực đều chịu thiệt hại nặng nề. Không chỉ kinh tế - xã hội mà tâm lý con người cũng cần được chữa lành sau những tổn thương vì bị cách ly trong thời gian dài. 

Mọi người đều đang nỗ lực để làm điều đó. Nên hơn lúc nào hết, thế giới đang rất cần những giải pháp đột phá để đẩy nhanh quá trình phục hồi sau đại dịch. VinFuture đã rất đúng đắn khi tìm kiếm những phát minh khoa học như thế.

"Mẹ đẻ" của công nghệ mRNA - người tạo ra phép màu trong cuộc chiến chống Covid-19 bây giờ ra sao? - Ảnh 4.

TS. Kariko Katalin đánh giá cao sứ mệnh và ý nghĩa của giải thưởng VinFuture

Phải chăng là TS. đã có dự đoán về lĩnh vực và phát minh sẽ chiến thắng Giải thưởng VinFuture năm nay?

Vụ đại hỏa hoạn suốt 7 ngày đêm thiêu rụi thành Rome gần 2.000 năm trước khiến con người nhận ra nhu cầu về công tác cứu hỏa. Tương tự, chúng ta không nên chờ một điều gì đó xảy đến, ví dụ như Covid-19, rồi mới nghĩ tới giải pháp. Chúng ta cần những người có chuyên môn và sẵn sàng đi khắp thế giới, những người có khả năng quan sát và phát hiện ra các vấn đề của nhân loại, đặc biệt là các mầm bệnh, để tìm ra cách phòng chống, chữa trị. Vì thế, tôi cho rằng những nghiên cứu để phòng chống các dịch bệnh tiếp theo ở quy mô toàn cầu vẫn có thể có cơ hội giành giải VinFuture. 

Từ trải nghiệm cá nhân, bà đánh giá thế nào về đóng góp của VinFuture cho nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng?

VinFuture ra đời từ lòng hảo tâm với giá trị và sự đầu tư không hề nhỏ. Điều đặc biệt, giải thưởng hào phóng và ý nghĩa này lại không xuất phát từ một quốc gia siêu cường. Trước đây, tôi chưa từng nghĩ có thể có một giải thưởng lớn như thế từ Việt Nam. Điều này thể hiện tầm nhìn của những nhà sáng lập về khả năng thay đổi thế giới của các phát minh khoa học, công nghệ.  

Dù mới bước sang mùa thứ 2 nhưng VinFuture đã giúp nâng cao hình ảnh và vị thế của Việt Nam trên bản đồ khoa học quốc tế thông qua nỗ lực tìm kiếm và vinh danh các phát minh đến từ những nhà khoa học hàng đầu thế giới, những "người hùng" tiên phong trong giới khoa học công nghệ đã và đang giải quyết các vấn đề chung của nhân loại một cách thiết thực. Rất nhiều nhà khoa học tài giỏi và uy tín cũng đã tìm đến VinFuture để hiểu hơn về một nền khoa học Việt Nam đang nở rộ và về một quốc gia đang mạnh mẽ vươn ra quốc tế. Đó là một sự khởi đầu tuyệt vời cho một giải thưởng toàn cầu mới mẻ.

Xin cảm ơn bà!

Quỹ VinFuture, được đồng sáng lập bởi Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup và phu nhân là Bà Phạm Thu Hương, Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup, với sứ mệnh tôn vinh sức mạnh của Khoa học Công nghệ đột phá giúp tạo ra sự thay đổi có ý nghĩa trong cuộc sống hàng ngày của hàng triệu người trên trái đất.

VinFuture đã và đang kết nối những bộ óc kiệt xuất và những tên tuổi hàng đầu trong giới khoa học - công nghệ trên toàn thế giới để cùng nhau mở ra tiềm năng vô hạn của trí tuệ toàn cầu. Quỹ cũng mong muốn tạo cơ hội kết nối đa chiều giữa các nhà khoa học và giới doanh nhân, góp phần giải quyết những thách thức thực tế trên toàn cầu, đặc biệt tại các nước đang phát triển, để đưa khoa học công nghệ vào cuộc sống một cách hiệu quả và bền vững.

Chủ đề của Giải thưởng VinFuture 2022 là "Hồi sinh và Tái thiết" (Reviving and Reshaping). Với chủ đề này, Giải thưởng hy vọng tìm kiếm và vinh danh các công trình khoa học - công nghệ kiệt xuất có tác động tích cực trong và sau đại dịch giúp phát triển bền vững đời sống của hàng triệu người trên khắp hành tinh. Trong đó, cơ cấu giải thưởng vẫn bao gồm 1 Giải thưởng Chính trị giá 3 triệu USD cùng 3 Giải đặc biệt, mỗi giải trị giá 500 nghìn USD. Lễ trao giải sẽ diễn ra vào tối ngày 20/12/2022 tại Nhà hát lớn Hà Nội.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM