MC Trác Thúy Miêu phát ngôn gây tranh cãi "đàn bà vụng việc nhà là dở", nhà báo - tiến sĩ Nguyễn Phương Mai thẳng thắn bác bỏ: "Những kẻ bảo thủ thường nói, bếp núc là trách nhiệm của đàn bà"

Hạ Phong | 07-03-2021 - 12:26 PM

(Tổ Quốc) - Nhà báo Nguyễn Phương Mai - Tiến sĩ về giao tiếp đa văn hóa (Intercultural Communication) của trường Đại học Utrecht, Hà Lan và Nhà báo, MC Trác Thúy Miêu mới đây vừa tạo ra một màn tranh cãi nảy lửa trên mạng xã hội.

Những quan điểm về bình đẳng giới giữa đàn ông và phụ nữ tiếp tục là câu chuyện được mang ra mổ xẻ; đặc biệt là những người có sức ảnh hưởng lớn như MC, Nhà báo Trác Thuý Miêu hay Nhà báo Nguyễn Phương Mai thì câu chuyện lại càng được đẩy đi xa, nhưng sẽ thế nào khi cả hai người phụ nữ này có quan điểm "đối lập" nhau? 

Trên trang cá nhân, khi MC - Nhà báo Trác Thuý Miêu phân tích cho luận điểm "gian bếp là đặc ân của mình, của riêng đàn bà" thì nhà báo Phương Mai lại đáp trả rằng "bếp núc cũng như cái khăn choàng, nó là đặc quyền của kẻ này, nhưng cũng là xích xiềng của kẻ khác".

MC Trác Thuý Miêu phát ngôn gây tranh cãi "đàn bà vụng việc nhà là dở", nhà báo - tiến sĩ Nguyễn Phương Mai thẳng thắn bác bỏ: "Những kẻ bảo thủ thường nói, bếp núc là trách nhiệm của đàn bà"  - Ảnh 1.

Quan điểm của Trác Thuý Miêu thu hút sự chú ý của dư luận.

MC Trác Thuý Miêu phát ngôn gây tranh cãi "đàn bà vụng việc nhà là dở", nhà báo - tiến sĩ Nguyễn Phương Mai thẳng thắn bác bỏ: "Những kẻ bảo thủ thường nói, bếp núc là trách nhiệm của đàn bà"  - Ảnh 2.

Không đồng ý với quan điểm của Trác Thúy Miêu, nhà báo Nguyễn Phương Mai đưa ra quan điểm của mình.

Nhà báo Trác Thuý Miêu cho rằng: "Đàn bà nhiều khi lại "sướng" khi được lăn vào bếp. Khi được vô bếp, họ vui như cô đào hát được tặng bông. Những người không hiểu rành rọt niềm vui sướng đó, không hề có tư cách cãi bàn! Vậy nên, đừng ai đấu tranh giải phóng tôi khỏi gian bếp của mình, đó là đặc ân của mình, của riêng đàn bà". 

Trái ngược với lập luận này, nhà báo Phương Mai nhắn nhủ từ câu chuyện về những người phụ nữ phải đội khăn choàng ở Trung Đông, có người thích, có người không và từ đó đưa ra kết luận: "Những kẻ bảo thủ thường nói, bếp núc là trách nhiệm của đàn bà. Ai dù không thích, nếu thực sự tin đó là trách nhiệm cũng sẽ cắn răng làm. Giờ Miêu nâng nó lên thành đặc ân. Nó khiến những kẻ bị áp lực bếp núc bỗng nhiên há miệng mắc quai. Miêu vừa biến cái cùm kia thành cái vương miện hào quang, dù nặng ngàn cân nhưng toả sáng lung linh. Đó chính là cách mà xã hội này bao năm qua vẫn làm với phụ nữ, đặt lên bàn thờ những thứ gông cùm có cái tên mỹ miều và lớp sơn phủ lung linh". 

MC Trác Thuý Miêu phát ngôn gây tranh cãi "đàn bà vụng việc nhà là dở", nhà báo - tiến sĩ Nguyễn Phương Mai thẳng thắn bác bỏ: "Những kẻ bảo thủ thường nói, bếp núc là trách nhiệm của đàn bà"  - Ảnh 3.

Nguyễn Phương Mai được biết đến là nhà báo tự do. Với sự am hiểu và vốn kiến thức sâu rộng, trang cá nhân của nhà báo Nguyễn Phương Mai luôn nhận được sự quan tâm lớn từ dư luận. Bài đăng của cô luôn đạt hàng nghìn lượt like, share và comment.

MC Trác Thuý Miêu phát ngôn gây tranh cãi "đàn bà vụng việc nhà là dở", nhà báo - tiến sĩ Nguyễn Phương Mai thẳng thắn bác bỏ: "Những kẻ bảo thủ thường nói, bếp núc là trách nhiệm của đàn bà"  - Ảnh 4.

Trác Thúy Miêu cũng là một nhà báo tự do. Cô thường nhận được hàng nghìn lời tán dương sau những chia sẻ về tình yêu đôi lứa, hôn nhân, gia đình.

Phản biện lại đoạn kết trong bài viết của Trác Thuý Miêu: "Đàn bà không làm việc nhà thì làm được cái gì? Nghe là muốn nhảy dựng lên vì giọng phân biệt giới tính và khinh miệt. Nhưng ngẫm lại cho sâu, đàn bà khi thích, có thể làm kha khá việc, nhưng vụng việc nhà, kể ra cũng dở!", nhà báo Phương Mai viết: "Khen phụ nữ "đảm đang" để họ lao động như ô sin mà không than vãn; khen phụ nữ "giỏi việc nước đảm việc nhà" để họ làm công việc gấp hai đàn ông mà lại còn lấy thế làm tự hào; khen phụ nữ "tiết hạnh" để đàn ông có thể năm thê bảy thiếp như một thứ quyền không ai nỡ phán xét; khen phụ nữ "công dung ngôn hạnh" để đàn ông có thể thoả chí vùng vẫy tang bồng, khen phụ nữ âm thầm "hy sinh" để họ muôn đời phải hiểu rằng quên mình vì đàn ông thì mới là phụ nữ"...

Bài đăng và quan điểm của cả hai người phụ nữ này đang là đề tài thu hút trên mạng xã hội. Nhất là khi ngày Quốc tế phụ nữ 8 tháng 3 lại đến, câu chuyện "phụ nữ và bếp núc" thời hiện đại dần căng thẳng khi người ta đặt quan điểm của chính mình lên trên. 

Đồng ý kiến với nhà báo Phương Mai, tài khoản Phuong Pham bình luận: "Nhiều tranh luận về bình đẳng giới dựa trên quan điểm là phụ nữ và đàn ông phải được đối xử giống nhau. Nhưng em không đồng ý với quan điểm này, bởi bản thân 2 giới này đã có những điểm khác biệt về tâm sinh lý nên việc bê nguyên một công thức cho giới này cho giới kia là không phù hợp. Suy cho cùng, cả 2 giới đều đang phải đối mặt với những bất công, kỳ thị và khó khăn vất vả trong cuộc sống này. Nếu phụ nữ được kỳ vọng "giỏi việc nước, đảm việc nhà" thì đàn ông cũng phải làm trụ cột gia đình, làm ra tiền và phải giỏi giang hơn phụ nữ. Nếu phụ nữ đối mặt với mức lương thấp hơn ở công sở thì đàn ông bị phân xử bất công khi giành quyền nuôi con,... Vì vậy bình đẳng giới có lẽ nên bắt nguồn từ sự thấu hiểu và thương cảm cho những khó khăn vất vả mà cả 2 giới đều trải qua và cùng giúp nhau để giảm bớt những khó khăn vất vả này". 

Còn người đồng quan điểm với nhà báo Trác Thuý Miêu thì lại viết: "Điều quan trọng là người chồng ăn ngon hay không ngon vẫn trân trọng công sức của vợ, giành làm lấy những việc nặng trong nhà, một tuần mời vợ đi ăn để có chút thay đổi và hôm nào vợ không khỏe thì nên nấu thay cho vợ. Tôi nghĩ chị Miêu nói rất đúng tôi chỉ muốn bổ túc thêm chút để lửa hạnh phúc gia đình luôn ấm áp".

Cho những ai chưa biết về hai người phụ nữ này. 

Trác Thuý Miêu ngoài là một nhà báo tự do còn được biết đến với vai trò MC, host cho các chương trình truyền hình. Cô được công chúng biết đến và quan tâm sau khi xuất hiện với vai trò là MC, Bình luận viên ở chương trình Solo cùng Bolero, Chuyện đêm muộn... Trác Thuý Miêu có hàng chục năm kinh nghiệm với lĩnh vực văn hoá, sách báo, cô có nhiều phát ngôn, quan điểm gây chú ý về hôn nhân, gia đình, tình yêu nam nữ.

Riêng nhà báo Nguyễn Phương Mai được biết đến là nhà báo tự do, khiến không ít người kính phục khi cầm trong tay tấm bằng tiến sĩ về giao tiếp đa văn hóa (Intercultural Communication) của trường Đại học Utrecht, Hà Lan. Nữ nhà báo này cũng từng là giảng viên dạy môn Đàm phán/Giao tiếp Đa Văn hóa trường Đại học Amsterdam, Hà Lan. Cô đã đặt chân đến hàng trăm quốc gia trải dài từ châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ đến vùng Trung Đông và châu Đại Dương. Ngoài sự nghiệp nổi bật, Nguyễn Phương Mai còn là tác giả của cuốn sách du ký "Tôi là một con lừa" xuất bản năm 2013 và "Con đường Hồi giáo" xuất bản năm 2014.

theo Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM