Mạnh bằng 10 tỷ quả bom nguyên tử ở Hiroshima, vụ nổ hủy diệt này đã khoét 1 'vết sẹo' khổng lồ cho Trái Đất

Trang Ly | 22-05-2020 - 20:28 PM

(Tổ Quốc) - Sau vụ nổ khổng lồ này, Trái Đất mang trên mình 'vết sẹo' rộng 145 km...

Trong lịch sử của Trái Đất, không ít lần hành tinh của chúng ta bị thiên thạch, tiểu hành tinh bắn phá, tấn công với tốc độ và sức mạnh khủng khiếp, gây nên những hậu quả nặng nề, có ảnh hưởng lớn đến sự sống trên hành tinh cũng như tạo nên những "vết sẹo" khổng lồ đến tận ngày nay (đọc ở phần cuối bài).

Ngoài ra, các hành tinh và hành tinh lùn trong Hệ Mặt Trời cũng bị các "sát thủ không gian" tấn công, ít nhiều có những tác động đến hành trình tìm kiếm sự sống cổ xưa của chúng.

Vậy đâu là những "sát thủ" khổng lồ từng tấn công Trái Đất và các hành tinh khác với năng lượng tính bằng bom hạt nhân?


10. Tiểu hành tinh tấn công Trái Đất với sức mạnh 20 triệu tấn TNT
Mạnh bằng 10 tỷ quả bom nguyên tử ở Hiroshima, vụ nổ hủy diệt này đã khoét 1 vết sẹo khổng lồ cho Trái Đất - Ảnh 2.

50.000 năm trước, một tiểu hành tinh đã đâm sầm vào Trái Đất với sức mạnh tương đương 20 triệu tấn TNT. Hệ quả là tạo ra hố va chạm ở tây bắc tiểu bang Arizona, Mỹ. Đây là "vết sẹo" lâu đời nhất còn tồn tại đến tận ngày nay trên Trái Đất.



9. Vụ nổ mạnh bằng 45 quả bom nguyên tử Little Boy
Mạnh bằng 10 tỷ quả bom nguyên tử ở Hiroshima, vụ nổ hủy diệt này đã khoét 1 vết sẹo khổng lồ cho Trái Đất - Ảnh 4.

Năm 2018, các nhà khoa học tìm được một hố va chạm rộng hơn thủ đô Paris (Pháp), nằm sâu 305 mét dưới sông băng Hiawatha ở phía tây bắc Greenland (Đan Mạch). Các nhà khoa học tính toán, hố va chạm là kết quả của một tiểu hành tinh tấn công Trái Đất cách đây khoảng từ 12.000 đến 3 triệu năm, với năng lượng bằng 45 quả bom nguyên tử Little Boy mà Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima (Nhật Bản) năm 1945.


8.
Mạnh bằng 10 tỷ quả bom nguyên tử ở Hiroshima, vụ nổ hủy diệt này đã khoét 1 vết sẹo khổng lồ cho Trái Đất - Ảnh 6.

Ngày 14/7/2015, tàu vũ trụ New Horizons của NASA chụp những bức ảnh cận cảnh hành tinh lùn mang tên sao Diêm Vương. Điều khiến các nhà thiên văn choáng váng là, rất có thể bên dưới lưu vực va chạm khổng lồ tên là Sputnik Planitia - ở phía tây Trái Tim sao Diêm Vương (ảnh) - ẩn nấp một đại dương nước lỏng.

Theo NASA, lưu vực va chạm này không quá 100 triệu năm tuổi và vẫn có thể được định hình bởi các quá trình địa chất.


7. Thiên thạch tấn công khiến người thương vong
Mạnh bằng 10 tỷ quả bom nguyên tử ở Hiroshima, vụ nổ hủy diệt này đã khoét 1 vết sẹo khổng lồ cho Trái Đất - Ảnh 8.

Một nhóm các nhà nghiên cứu ở Thổ Nhĩ Kỳ gần đây đã tìm thấy hồ sơ sớm nhất về tử vong do thiên thạch tấn công Trái Đất. Ba lá thư viết cho Quốc vương vào thời điểm đó mô tả rằng vào ngày 22/8/1888, một vụ va chạm thiên thạch ở Iraq đã giết chết một người, làm 1 người bị thương và khiến mùa màng năm đó thất thu.


6.
Mạnh bằng 10 tỷ quả bom nguyên tử ở Hiroshima, vụ nổ hủy diệt này đã khoét 1 vết sẹo khổng lồ cho Trái Đất - Ảnh 10.

Vào tháng 7/1994, sao chổi Shoemaker-Levy 9 đã tấn công sao Mộc, tạo ra những vết đen có thể nhìn thấy bằng kính viễn vọng trên Trái Đất. Vụ va chạm giữa sao chổi với hành tinh khí khổng lồ đã gợi mở nhiều thông tin về sao Mộc.


5.
Mạnh bằng 10 tỷ quả bom nguyên tử ở Hiroshima, vụ nổ hủy diệt này đã khoét 1 vết sẹo khổng lồ cho Trái Đất - Ảnh 12.

Năm 2008, các nhà khoa học phát hiện thiên thạch mang tên 2008 TC3. Sau 19 giờ tính toán quỹ đạo và vùng ảnh hưởng của nó, giới khoa học cho biết 2008 TC3 rộng 4 mét, và sau khi lao vào vùng khí quyển Trái Đất ngày 7/10/2008, nó đã hoàn toàn bốc cháy hết phía trên Sudan (quốc gia ở châu Phi).


4. Vụ nổ thiên thạch mạnh 500.000 tấn TNT
Mạnh bằng 10 tỷ quả bom nguyên tử ở Hiroshima, vụ nổ hủy diệt này đã khoét 1 vết sẹo khổng lồ cho Trái Đất - Ảnh 14.

Ngày 15/2/2013, thành phố Chelyabinsk, Nga bị một cơn chấn động khi một thiên thạch dài 20 mét, nặng 10.000 tấn đã lao về phía Trái Đất với vận tốc 54.000 km/giờ rồi phát nổ phía trên thành phố Chelyabinsk.

Với sức công phá lên đến 500.000 tấn TNT, thiên thạch này ngay lấp tức xé toạc bầu trời tảng sáng của Nga, khiến ít nhất 6 thành phố của nước này bị ảnh hưởng nặng nề. Dù không có thống kê thiệt mạng nhưng sự kiện đáng sợ này khiến 1.200 người bị thương, cửa sổ của hàng nghìn ngôi nhà bị phá vỡ hoàn toàn, nhiều ngôi nhà bị hư hại. Ở cường độ mạnh nhất, quả cầu lửa cháy sáng hơn 30 lần so với Mặt Trời.

Sự kiện thiên thạch phát nổ trên Chelyabinsk đã khiến NASA (Mỹ) thực thi các nỗ lực phòng thủ hành tinh, nhằm theo dõi các mối đe dọa từ thiên thạch, tiểu hành tinh đến Trái Đất.


3. Vụ nổ thiên thạch mạnh gấp 10 lần Little Boy
Mạnh bằng 10 tỷ quả bom nguyên tử ở Hiroshima, vụ nổ hủy diệt này đã khoét 1 vết sẹo khổng lồ cho Trái Đất - Ảnh 17.

Ngày 18/12/2018, một thiên thạch rộng 10 mét đã phát nổ phía trên biển Bering mà không ai biết. Vụ nổ có tên Sự kiện Bering này xảy ra ở độ cao 25,7km, phía trên vùng biển Bering (gần Nga) ở Bắc Thái Bình Dương.

Thiên thạch nặng 1.400 tấn này đã lao vào bầu khí quyển Trái Đất với tốc độ lên đến 115.872 km/giờ rồi nhanh chóng phát nổ, tỏa ra nguồn năng lượng hủy diệt có sức công phá gấp 10 lần quả bom nguyên tử Little Boy. Vụ nổ tạo ra quả cầu lửa mạnh thứ hai trong 30 năm qua.


2.
Mạnh bằng 10 tỷ quả bom nguyên tử ở Hiroshima, vụ nổ hủy diệt này đã khoét 1 vết sẹo khổng lồ cho Trái Đất - Ảnh 19.

Trong quá khứ, sao Hỏa từng bị tiểu hành tinh bắn phá, tạo nên hố va chạm có tên Jezero. Đây cũng chính là khu vực dự kiến đổ bộ của tàu vũ trụ trinh sát sao Hỏa mang tên Perseverance của NASA, sẽ hạ cánh vào tháng 2/2021.

Hố va chạm Jezero từng giữ một hồ nước sâu khoảng 244 mét, khiến nó trở thành ứng viên chính trong hành trình tìm kiếm bằng chứng của sự sống cổ xưa trên Hành tinh Đỏ của loài người.


1. Vụ nổ hủy diệt mạnh bằng 10 tỷ quả bom ở Hiroshima
Mạnh bằng 10 tỷ quả bom nguyên tử ở Hiroshima, vụ nổ hủy diệt này đã khoét 1 vết sẹo khổng lồ cho Trái Đất - Ảnh 21.

Đây có lẽ vết thương lớn nhất mà Trái Đất phải hứng chịu từ "sát thủ không gian" khổng lồ: Một tiểu hành tinh rộng gần 10 km tấn công Trái Đất cách đây 66 triệu năm.

Giáo sư Sean Gulick thuộc Đại học Texas ở Austin, Mỹ nói trên BBC: "Tiểu hành tinh này có sức mạnh tương đương 10 tỷ quả bom ở Hiroshima (quả bom nguyên tử Little Boy)".

Hệ quả sau vụ tiểu hành tinh tấn công là khoét 1 hố va chạm mang tên Chicxulub rộng 145 km ở Bán đảo Yucatan (đông nam Mexico) - một trong những cấu trúc chịu va chạm lớn nhất trên Trái Đất; và gây ra sự kiện tuyệt chủng của kỷ Phấn trắng, khiến loài khủng long tuyệt chủng, từ đó mở đường cho động vật có vú trên Trái Đất phát triển.

Bài viết sử dụng nguồn/ảnh: Inverse

* Đọc bài cùng tác giả Trang Ly tại đây.

CÙNG CHUYÊN MỤC
XEM