Trong một tập phát sóng "Kiểm định bảo vật" gần đây, một người đàn ông lớn tuổi đã đến trường quay với một thanh kiếm bằng đồng và tuyên bố rằng thanh kiếm trong tay của mình đã có 2.500 năm lịch sử. Thanh kiếm này được truyền lại từ người cha của anh, vì vậy anh hy vọng thông qua chương trình sẽ biết được giá trị thật sự của cổ vật.
Theo lời giới thiệu của ông, thanh kiếm này từng là bảo vật của vị vua nước Ngô Việt (907-978), được sản xuất vào thời Chiến Quốc (TK 5 TCN – 221 TCN).
Quan sát ban đầu có thể thấy, thanh kiếm được chế tạo vô cùng tinh xảo, dù nhiều chi tiết đã bị ăn mòn. Sau khi nhận được thanh kiếm, các chuyên gia của chương trình đã tiến hành kiểm định và nghiên cứu chuyên sâu.
Bề mặt thanh kiếm có những hoa văn lưới giống hệt như miêu tả trong Sử ký (Ảnh: Soha)
Họ xác nhận, thanh kiếm này đúng là được sản xuất ở đất nước Ngô Việt, thuộc địa phận tỉnh Giang Tô ngày nay. Trên thân kiếm phủ đầy hoa văn lưới màu vàng, lưỡi kiếm dù đã xuất hiện những vết rỉ sét, nhưng vẫn không che được bề mặt nhẵn bóng và lưỡi dao sắc bén. Phần chuôi kiếm sử dụng đá tráng men tô điểm,giống hệt như ghi chép về bội kiếm Ngô Việt trong Sử ký.
Bàn về độ sắc bén, các chuyên gia đã so sánh thanh kiếm này với bảo kiếm của Câu Tiễn, vua nước Ư Việt thời Xuân Thu - Chiến quốc đã từng được khai quật trước đó. Khi bảo kiếm Câu Tiễn được vớt lên từ dưới mặt nước, mặc dù bề mặt đã bị bào mòn tương đối, tuy nhiên lưỡi kiếm sắc vẫn vô tình cứa vào bàn tay của một nhà khảo cổ học.
May mắn thay, vết thương không quá nghiêm trọng, nhưng sự việc này đã khiến cho các nhà khoa học vô cùng nể phục về tài nghệ của những nghệ nhân thời xưa.
Phần chuôi kiếm được đính đá tráng men (Ảnh: Soha)
Kỹ thuật đúc kiếm đỉnh cao
Thanh kiếm được kiểm định tại trường quay dù có tuổi đời 2.500 năm, nhưng kỹ thuật đúc kiếm vào thời kỳ đó thật sự đã đạt tới đỉnh cao. Những đường lưới trên thanh gươm tinh xảo đến nỗi, khi sử dụng những thiết bị hiện đại ngày nay cũng khó có thể phân tích ra được kỹ thuật mà người xưa sử dụng để tạo nên những đường vân này.
Theo Sử ký, các vị vua nước Ngô Việt đều là những người yêu kiếm, do đó bảo kiếm của vua hay quan chức thời đó ắt hẳn phải được tạo ra bởi những nghệ nhân tài hoa nhất. Vẻ ngoài của bảo kiếm có thể tiết lộ danh tính của chủ nhân, theo đó thanh kiếm trong chương trình từng thuộc về một chư hầu hoặc hầu tước thời xưa.
Chuyên gia nhận định : Không ai có thể làm giả được bảo kiếm (Ảnh minh họa: Sohu)
Tính tới thời điểm hiện tại, số lượng cổ vật thời Ngô Việt được bảo quản hoàn chỉnh như vậy không nhiều, chúng có giá trị vô cùng quý giá trong công tác nghiên cứu và đánh giá di tích lịch sử quốc gia. Các chuyên gia nhận định thanh kiếm này có giá trị khoảng 500.000 NDT.
Các chuyên gia đã thuyết phục người đàn ông giao lại thanh kiếm cho cơ quan quản lý quốc gia để bảo quản tốt hơn và phát huy được giá trị lịch sử của nó. Mặc dù rất hào hứng khi nghe các chuyên gia phân tích về giá trị lịch sử của cổ vật, tuy nhiên, khi được yêu cầu giao lại thanh kiếm cho nhà nước, vẻ mặt của anh có chút biến sắc.
Ắt hẳn, ai khi rơi vào tình huống này cũng cảm thấy vô cùng khó xử, tuy rằng khi giao lại bảo kiếm cho cơ quan quản lý, người đàn ông này cũng sẽ nhận lại được một khoản thu nhập, tuy nhiên, trước một món đồ có giá trị như vậy, thật khó để đưa ra quyết định.