Đó là vào những năm cuối của thế kỷ 20, Mã Trung, một người nông dân ở huyện Hoắc Thành của châu tự trị dân tộc Kazakh - Ili (Y Lê), khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc, đột nhiên đào được một vật sáng bóng trong trang trại của mình. Thoạt nhìn, dường như có thứ gì đó bên dưới, nên Mã Trong đã dùng tay đào ra một chiếc bình gốm.
Chiếc bình gốm ông lão tìm thấy là một trong hai món bảo vật cuối cùng còn lại của nhà Nguyên. (Ảnh: Kknews)
Bình gốm này quả thực rất đẹp, trông nó khác hẳn với những loại bình ông thường thấy. Mã Trung tự nhiên cảm thấy rất thích chiếc bình này nên ông liền mang nó vào nhà. Ông lão còn tìm một vị trí trang trọng trong nhà để bày cái bình gốm.
Không lâu sau khi chuyện này xảy ra, một người cùng làng đã đến nhà và nhìn thấy cái bình gốm. Người đó cảm thấy nhận ra ngay cái bình, ông ta lập tức về nhà lấy một cuốn sách giáo khoa lịch sử và cho lão nông xem. Trong một trang sách có ảnh minh họa, họ đã thấy một cái bình gốm tương tự như vậy.
Chiếc bình gốm trong sách có tên là Nguyên Thanh Hoa phượng thủ hư biển (bình đầu phượng hư biển Nguyên Thanh Hoa). Chiếc bình đó được khai quật ở Bắc Kinh và hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Thủ đô. Và nó cũng được công nhận là bảo vật của quốc gia. Lẽ nào, chiếc bình mà Mã Trung tìm thấy cũng quý giá như vậy?
Sau khi biết chuyện này, mặc dù Mã Trong thấy không nỡ nhưng ông vẫn liên hệ với bộ phận di tích văn hóa địa phương để nhờ kiểm tra. Quả thật, chiếc bình Mã Trung tìm thấy là cùng một loại. Hơn nữa, chúng cũng là 2 chiếc bình gốm đầu phượng hoàng hư biển Nguyên Thanh Hoa của nhà Nguyên cuối cùng còn sót lại.
Phần đầu phượng hoàng được thiết kế vô cùng tinh xảo. (Ảnh: Kknews)
Nhìn từ góc độ nghệ thuật, 2 chiếc bình gốm được thiết kế vô cùng khéo léo và độc đáo. Phần đầu bình được thiết kế hình đầu phượng, miệng nhỏ, cổ ngắn, phần bụng có hình dáng giống như một chiếc ấm với phần tay cầm được tạo hình đuôi phượng hoàng, trông rất tự nhiên và hoàn hảo. Trên thân của bình vẽ hình một con phượng hoàng lớn đang bay, phần dưới vẽ hoa sen và hoa mẫu đơn.
Hai chiếc bình gốm mang đặc trưng của sứ Thanh Hoa rõ ràng với màu sắc trắng xanh thường thấy. Hoa văn của chúng được kết hợp từ 7 tới 8 lớp hoa văn chồng lai nhau để tạo thành nét vẽ hoàn chỉnh. Ngoài ra, dùng tay cũng có thể cảm nhận được độ nông sâu của các chỗ đắp hoa văn, đặc biệt là trên các cánh hoa sen và đầu phượng. Đây đều là những kỹ thuật chế tác bình gốm đặc trưng của nhà Nguyên.
Phần tay cầm được tạo hình như đuôi của phượng hoàng. (Ảnh: Kknews)
Tuy nhiên, chiếc bình gốm mà Mã Trung tìm thấy bị gãy mất phần đuôi. Về mặt chế tác cũng có phần hơi khác. Chiếc bình gốm của Mã Trung đã được chuyển về Bảo tàng của châu tự trị dân tộc Kazakh – Ili. Theo các chuyên gia khảo cổ, chiếc bình có giá trị không ít hơn 200 triệu NDT (hơn 700 trăm tỷ VND).
Tới năm 2009, hai chiếc bình đã có "lần gặp mặt" đầu tiên tại "Triển lãm văn hóa đồ sứ Thanh Hoa triều đại nhà Nguyên" do Bảo tàng Thủ đô tổ chức.
Tham khảo: Kknews